Sẹo lồi ở dái tai: Nguyên nhân và cách điều trị

Thứ năm, 17/11/2022, 08:14 GMT+7
Sẹo lồi ở tai có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là những đối tượng thường xuyên xỏ hoặc bấm lỗ tai. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại gây mất thẩm mỹ và làm giảm độ tự tin của người mắc phải trong cuộc sống. Vậy Sẹo lồi ở tai có chữa được không? Đừng bỏ qua bài viết này. Các thông tin được bật mí sẽ giúp bạn giải đáp và tìm ra các phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả.

 

 

Sẹo lồi ở dái tai, vành tai là như thế nào?

Sẹo lồi ở tai là những nốt dạng sợi cứng, là lớp biểu bì da được đẩy lên, trồi ra ngoài do sự dư thừa collagen. Nó thường được hình thành sau khi bạn gặp các chấn thương ở tai hoặc sau khi xỏ lỗ tai. Tùy vào khu vực tổn thương mà sẹo lồi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như: vành tai, lỗ tai, sụn tai, dái tai

seo-loi-o-dai-tai-nguyen-nhan-va-cah-dieu-tri-1

Ảnh hưởng rõ rệt nhất của những vết sẹo lồi ở tai đó là gây mất thẩm mỹ. Sẹo lồi biểu hiện dưới nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau, từ màu da, màu hồng thịt cho đến màu sẫm hơn. Theo thời gian, sẹo có thể phát triển ngày một lớn, kèm theo những biến dạng ở tai cùng cảm giác ngứa, rát và đau

 

Nguyên nhân gây ra sẹo lồi ở tai?

Tương tự các loại sẹo khác, sẹo lồi ở tai hình thành do sự tăng trưởng quá mức của các tế bào xơ gây sẹo trên bề mặt da bị vết thương hở. Sẹo lồi có thể hình thành ở cả phần dái tai, vành tai và sụn tai. Để chữa trị cũng như ngăn ngừa sẹo lồi hình thành hiệu quả, điều đầu tiên bạn nên ưu tiên tìm hiểu đó là các nguyên nhân gây ra sẹo.

seo-loi-o-dai-tai-nguyen-nhan-va-cah-dieu-tri-4

Theo đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể kể đến:

  • Do bấm lỗ tai: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên sẹo lồi. Các mô trên tai rất mềm, khi bị tác động bởi kim xỏ và bông tai thường dễ bị viêm, cùng với vi khuẩn dễ xâm nhập nơi vết thương hở dẫn đến tình trạng sưng phù. Nếu chăm sóc không cẩn thận thì da sẽ dễ hình thành sẹo.
  • Do mụn: Một số người có thể trạng nóng, dễ nổi mụn nhọt, mụn trứng cá, mụn thịt,… Trong quá trình điều trị, do chăm sóc không cẩn thận và đúng cách nên đã tổn thương đến mô da, dẫn đến da xuất hiện sẹo, thâm.
  • Do bệnh thủy đậu: Thông thường, những nốt thủy đậu sẽ chứa đầy dịch. Nếu cảm thấy ngứa và vô tình gãi sẽ khiến mụn nước vỡ ra và để lại những vết thương hở trên da. Song song đó, bệnh thủy đậu khiến cho tiết collagen bị rối loạn, dẫn đến các mô mềm tăng trưởng quá mức và từ đó để lại sẹo tại những vết thương hở sau khi bệnh thủy đậu đã hết.
  • Do phẫu thuật thẩm mỹ không đảm bảo: Những can thiệp dao kéo, xâm lấn không đảm bảo vệ sinh, không được các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực hiện sẽ dễ gây nhiễm trùng và dẫn đến các biến chứng như hoại tử, biến dạng vùng điều trị, sẹo lồi,…
  • Một số nguyên nhân khác: Do bị bỏng, cơ địa dễ bị sẹo lồi, di truyền, côn trùng cắn, xăm mình không đảm bảo, mất cân bằng dưỡng chất,…

 

Sẹo lồi dái tai có nguy hiểm không?

Nếu như bạn đang có sẹo lồi ở tai, chắc hẳn sẽ thắc mắc: “Sẹo lồi ở tai có nguy hiểm không?”. Những biểu hiện ban đầu bạn có thể thấy được tại vị trí có sẹo đó là cảm giác đau, rát và ngứa ngáy. Vậy, ngoài những biểu hiện đó, sẹo lồi ở tai còn gây ra những hậu quả gì?

Về cơ bản, sẹo lồi là một tổn thương da lành tính. Nó không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ. Người có sẹo lồi thường cảm thấy tự ti mỗi khi bước ra đường, khi phải đối diện với mọi người. Chính vì thế, họ có xu hướng sống khép mình, ngại tiếp xúc, ngại giao tiếp.

Sẹo lồi sẽ gây mất thẩm mỹ ngày càng nhiều hơn nếu như không được chữa trị sớm. Nó không bị mất đi mà tồn tại lâu dài. Thậm chí, khi lan rộng, sẹo lồi có thể dẫn tới biến dạng vành tai.

 

Xóa sẹo lồi vành tai bằng phương pháp nào?

Sẹo lồi đặc biệt rất khó loại bỏ. Ngay cả khi sẹo lồi đã được mổ cắt đi thì chúng vẫn có khuynh hướng mọc lại sau đó. Nhiều bác sĩ da liễu khuyên rằng nên kết hợp nhiều biện pháp điều trị khác nhau để có được kết quả lâu dài. 

Phẫu thuật lấy bỏ 

Bác sĩ có thể phẫu thuật để lấy bỏ sẹo lồi vành tai bằng dao mổ. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ tạo nên một vết thương mới có nguy cơ hình thành sẹo lồi. Nếu chỉ điều trị phẫu thuật thì sẹo lồi thường sẽ tái phát. Đó là lí do tại sao bác sĩ sẽ sử dụng thêm các phương pháp khác để ngăn ngừa sẹo lồi tái phát. 

Bông tai áp lực 

Nếu bạn đã phẫu thuật lấy bỏ sẹo lồi vành tai, bác sĩ có thể đề nghị bạn đeo một loại bông tai áp lực. Loại bông tai này tạo một áp lực lên tai của bạn, giúp ngăn ngừa sẹo lồi hình thành trở lại sau mổ. 

Tuy nhiên, bông tai áp lực có thể rất khó chịu cho phần lớn người dùng. Bệnh nhân cần phải đeo bông tai 16 giờ một ngày trong 6 đến 12 tháng. 

Xạ trị

Xạ trị có thể làm giảm kích thước sẹo lồi. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với phẫu thuật. 

Các phương pháp không phẫu thuật 

Có một số biện pháp điều trị không phẫu thuật bạn có thể thử. Mặc dù có thể không loại bỏ hoàn toàn sẹo lồi nhưng các phương án này có thể giúp thu nhỏ đáng kể sẹo lồi. 

Chích corticoid 

Bác sĩ có thể tiêm thuốc trực tiếp vào sẹo lồi để giúp thu nhỏ nó, giảm triệu chứng và làm nó mềm đi. Bạn sẽ được tiêm mỗi 3 đến 4 tuần cho đến khi có cải thiện. 

Khoảng 50 đến 80 phần trăm sẹo lồi co nhỏ lại sau khi điều trị tiêm thuốc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người bị tái phát trong vòng 5 năm sau đó. 

Liệu pháp đông lạnh

Liệu pháp đông lạnh sẽ làm đông lạnh sẹo lồi. Phương pháp này hiệu quả nhất nếu kết hợp với các điều trị khác, đặc biệt là tiêm thuốc. Bác sĩ có thể sử dụng từ 3 đợt liệu pháp đông lạnh trở lên, trước hay sau liệu trình tiêm thuốc. 

seo-loi-o-dai-tai-nguyen-nhan-va-cah-dieu-tri-3

Điều trị bằng laser 

Điều trị laser có thể làm giảm kích thước và phai màu sẹo lồi. Cũng như phần lớn điều trị khác, điều trị laser thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác. 

seo-loi-o-dai-tai-nguyen-nhan-va-cah-dieu-tri-2

Buộc thắt

Đây là một thủ thuật dùng chỉ phẫu thuật buộc quanh gốc của sẹo lồi. Qua thời gian, chỉ sẽ cắt vào sẹo lồi và làm chúng rời ra. Bạn sẽ cần phải buộc chỉ mới mỗi 3 đến 4 tuần cho tới khi sẹo lồi rời ra ngoài.

 

Cách phòng ngừa sẹo lồi ở tai

Là một trong những loại sẹo khó điều trị nhất hiện nay, do đó, tốt nhất bạn vẫn nên biết cách đề phòng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro bị sẹo lồi. Cụ thể như sau:

  • Trong trường hợp sau khi bấm hoặc xỏ khuyên tai, nếu cảm thấy vùng da xung quanh bị cộm và dày lên, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất hoặc địa chỉ thực hiện xỏ khuyên để được hỗ trợ khắc phục kịp thời.
  • Nếu từng bị sẹo lồi ở vành tai, bạn không nên tiếp tục xỏ hoặc bấm tai tại vị trí đó.
  • Nếu trong gia đình, ba và mẹ của bạn là người có sẹo lồi thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định bấm hoặc xỏ tai.
  • Sau khi xỏ khuyên tai, hãy chăm sóc cẩn thận và vệ sinh đúng theo hướng dẫn của thợ thực hiện để đảm bảo vết thương không hình thành sẹo lồi
 
  • Khi bị mụn, hạn chế gãi và nặn mụn để tránh tổn thương các mô ở tai, dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo xấu.
  • Khi mắc phải thủy đậu, bạn cần thận trọng và tuyệt đối không nên gãi ngứa, tránh để lại sẹo lồi. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và bôi thuốc để làm giảm cảm giác khó chịu.
  • Bạn cần tìm hiểu cụ thể và lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ có dịch vụ chất lượng cao và uy tín trong lĩnh vực trước khi quyết định đến đó phẫu thuật làm đẹp.

Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.

TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN

Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673

Website: thammybacsithuan.com

Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan

 

Gửi tư vấn 0908 138 673
DMCA.com Protection Status