Hở hàm ếch thường gặp ở bên nào?

Thứ hai, 26/02/2024, 19:46 GMT+7
Hở hàm ếch là loại dị tật thường gặp trong các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Mặc dù không gây tử vong nhưng có thể làm trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, ăn uống và hòa nhập với xã hội. Chính vì vậy, cha mẹ cần trang bị đầy đủ các kiến thức về hở hàm ếch để giúp cho việc chăm sóc trẻ tốt hơn, cùng Bác sĩ Thuận tìm hiểu ngay về chủ đề này trong bài viết ngày hôm nay.

 

Hở hàm ếch là gì?

Hở hàm ếch (khe hở môi) và tật sứt môi (khe hở hàm) thường đi kèm với nhau, xuất hiện trong thời kỳ bào thai do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tại Việt Nam, ước tính tỷ lệ trẻ sinh ra bị khe hở môi hoặc hở hàm ếch là khoảng 1/7000.

Hở hàm ếch là khuyết điểm trong phát triển vòm miệng dẫn đến hình thành khe hở giữa khoang mũi và vòm miệng. Còn sứt môi là tình trạng môi trên phát triển không đều, bị khiếm khuyết một phần nên tạo ra một hoặc cả hai khe nứt bên đường giữa môi trên.

Hở hàm ếch và tật sứt môi ở thai nhi có 3 dạng phổ biến là:

  • Chỉ sứt môi, không hở hàm ếch.
  • Chỉ hở hàm ếch, không sứt môi.
  • Cả hở hàm ếch và sứt môi.

Khe hở môi, khe hở hàm có thể được chữa khỏi nhờ thực hiện phẫu thuật sau sinh.

 

Nguyên nhân gây hiện tượng khe hở hàm ếch

Nếu dị tật hình thành do các yếu tố chủ quan, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa, tránh những ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển của thai nhi.

Thực tế, dị tật vùng hàm mặt kể trên có thể xảy ra do yếu tố di truyền, nếu trong gia đình bạn có người thân từng gặp phải dị tật này thì thai nhi có khả năng cao gặp phải tình trạng khe hở môi vòm miệng.

ho-ham-ech-thuong-gap-o-ben-nao-1

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai cũng có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành dị tật ở vòm miệng. Cụ thể, nếu bạn không bổ sung đầy đủ dưỡng chất như: vitamin B6, B12 hoặc axit folic thì thai nhi rất dễ bị dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt.

Nếu mẹ bầu không may nhiễm vi rút Rubella hoặc cảm cúm trong khoảng tuần thứ 4 - tuần 12 của thai kỳ thì thai nhi sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực và có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt là chứng khe hở môi vòm miệng.

Sau khi đã hiểu khe hở môi vòm miệng là gì và những ảnh hưởng của dị tật đối với trẻ, các bậc cha mẹ nên chủ động ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ. Cụ thể, người mẹ nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày trong thời gian mang bầu. Đặc biệt, mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe thật tốt, không tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

Phân loại khe hở môi

Khe hở môi vòm miệng có thể được phân loại theo phôi thai học, theo mối liên quan với cung hàm, theo liên quan đến phẫu thuật thì phân loại theo tổn thương giải phẫu là phù hợp và phổ biến nhất. Theo đó, sẽ có các mức độ khe hở môi vòm miệng gồm:

Khe hở môi hàm trên: Gồm khe hở môi hàm trên một bên và khe hở môi hàm trên hai bên

Khe hở môi trên một bên:

  • Khe hở môi độ I: Là khe hở chỉ có ở làn môi đỏ.
  • Khe hở môi độ II: Có khe hở môi đỏ và một phần chiều cao môi.
  • Khe hở môi độ III (độ IIIa): Khe hở toàn bộ môi đơn thuần, chỉ thông vào đến nền lỗ mũi.
  • Khe hở môi độ IV (độ IIIb): Khe hở toàn bộ môi kết hợp với khe hở cung răng và vòm miệng.

Khe hở môi trên hai bên (khe hở môi kép):

  • Có 2 khe hở ở cùng môi trên. Phân loại mức độ cũng giống khe hở môi một bên. Hai khe hở có thể cùng một mức độ hoặc khác nhau.

 

Hở hàm ếch có nguy hiểm không?

Hở hàm ếch khổng chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác. Tùy thuộc vào mức độ khe hở hẹp hay rộng, không hoàn toàn hay hoàn toàn mà trẻ có khe hở môi - hàm còn có thể bị ảnh hưởng đáng kể về:

  • Gây mất thẩm mỹ: Khe hở làm biến dạng môi, xương hàm, mũi, xương ổ răng, sau khớp cắn và xô lệch răng. Từ đó, khiến cho khuôn mặt của trẻ không được cân đối, hài hòa.
  • Ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng: Khó bú, nghe kém, khó phát âm chuẩn “tròn vành rõ chữ”, dễ bị sặc thức ăn vào mũi và nôn thức ăn ra theo đường mũi.
  • Xáo trộn tâm lý của trẻ: Cảm thấy mặc cảm, tự ti…
  • Tác động không tốt tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

 

Ảnh hưởng của khe hở môi hàm trên

Trẻ bị khe hở môi nói chung và khe hở môi hàm trên sẽ gặp các rối loạn chức năng như sau:

  • Rối loạn về ăn uống: Khi mới sinh, trẻ bú rất khó, không mút được vú, khi bú hay bị sặc, có khi sặc gây ngạt hoặc viêm phế quản phổi phải cấp cứu.
  • Rối loạn hô hấp: Thở hỗn hợp qua cả mũi và miệng, hay bị viêm mũi họng do thức ăn vướng lại ở vòm họng, amidan phì đại gây ra thở rít, ngáy khi ngủ.
  • Rối loạn phát âm: Khi trẻ bắt đầu tập nói sẽ rất khó khăn, nói ngọng hoặc phát âm không chuẩn ở một số âm mũi do có khe hở vòm miệng

Bên cạnh đó, trẻ cũng không tránh khỏi những tổn thương thực thể khi bi khe hở môi hàm trên. Khe hở môi hàm trên là tình trạng có một hoặc hai khe hở, chia môi trên thành các phần không cân đối, trẻ bị thiếu chiều cao môi, thiểu sản, lạc chỗ bám của cơ vòng môi, khe hở sẽ càng rộng hơn khi người bệnh cười hoặc khóc.

ho-ham-ech-thuong-gap-o-ben-nao-2

Ở khe hở môi mức độ II, III, người bệnh sẽ bị cánh mũi xẹp, thấp ở bên khe hở, lỗ mũi mất cân đối, chân cánh mũi bị kéo rộng ra ngoài, thấp về hai bên. Ngoài ra, trụ mũi người bệnh bị lệch, xoắn vặn kéo theo lệch đầu mũi.

Người bệnh khe hở môi hàm trên có những thay đổi ở xương hàm, cung răng gây mất cân đối, răng kém phát triển, thường mọc lệch, xoay trục, có trường hợp răng mọc đâm xuyên vào vòm miệng hoặc lỗ mũi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của miệng, mũi.

 

Điều trị khe hở môi hàm trên

Phẫu thuật chỉnh hình là phương pháp điều trị khe hở môi hàm trên đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Phẫu thuật khe hở môi có thể được thực hiện khi trẻ được 3-6 tháng tuổi, đối với trường hợp khe hở môi kèm theo khe hở vòm thì phẫu thuật tạo hình vòm được thực hiện trễ hơn, khoảng 12-18 tháng tuổi. Phẫu thuật để tạo điều kiện phát triển của môi, mũi, hàm trên cho trẻ trong thời gian phát triển bình thường trong tương lai.

Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.

TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN

Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673

Website: thammybacsithuan.com

Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan

Gửi tư vấn 090 666 1673
DMCA.com Protection Status