Sẹo lồi dái tai, vành tai là một trong những loại sẹo lồi phổ biến nhất trên cơ thể con người. Đó là một vết sẹo cứng chắc, lồi lên trên dái tai hay vành tai với một bề mặt mịn, thường gây ngứa và biến dạng hình thể thẩm mỹ của dái tai, vành tai. Sẹo lồi dái tai, vành tai có thể hình thành sau khi xỏ lổ đeo khuyên tai, bị chấn thương, mụn nhọt hoặc sau phẫu thuật. Điều trị sẹo lồi dái tai, vành tai một cách hiệu quả và tránh tái phát là điều không hề dễ dàng, đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm của bác sĩ điều trị. |
Trong hầu hết các trường hợp, các vết sẹo lồi ở dái tai, vành tai có hình dạng không đều và to lên với thời gian. Dễ bị nhầm lẫn với những vết sẹo phì đại, sẹo lồi dái tai, vành tai thường được hình thành do một chấn thương hoặc nhiễm trùng da. Mặc dù thường vô hại, sẹo lồi ở dái tai có thể gây ra ảnh hưởng thẩm mỹ và sự khó chịu cho bệnh nhân.
Ngoài sẹo lồi ở tai, các vùng hay gặp sẹo lồi khác là vai và ngực, khu vực xương ức. Đây là những vùng có sức căng da lớn.
Sẹo lồi của dái tai và tai nói chung rất phổ biến và xảy ra ở tất cả các nhóm dân tộc.
Khi tai bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng, các mô sẹo hoặc các mô xơ thường được hình thành để bảo vệ và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, đôi khi sự tăng trưởng mô là quá mức và có thể dẫn đến sự hình thành các sẹo lồi. Trong hầu hết các trường hợp, sự phát triển của sẹo lồi lớn hơn nhiều so với các tổn thương ban đầu.
Các nguyên nhân gây ra sẹo lồi trên dái tai, vành tai có thể khác nhau, bao gồm một số nguyên nhân sau đây:
• Bệnh nhân bị bệnh thủy đậu có thể hình thành những vết sẹo trên tai, và có thể biến thành sẹo lồi.
• Một số người cũng có sẹo lồi dái tai, vành tai sau khi xỏ lỗ tai.
• Chấn thương bỏng cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
• Đôi khi các tổn thương như mụn nhọt, các vết cắt do phẫu thuật hay trầy xước cũng có thể dẫn đến sự hình thành các sẹo lồi ở dái tai, vành tai.
Sẹo lồi dái tai, vành tai hay gặp nhất là sau khi bấm lỗ đeo khuyên tai.
Mặc dù sẹo lồi có thể xảy ra với những người thuộc các nhóm tuổi khác nhau, chúng thường được thấy nhiều nhất ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 20 tuổi.
Các dấu hiệu và triệu chứng của sẹo lồi dái tai, vành tai có thể thay đổi từ người này sang người khác. Sẹo lồi thường xảy ra nếu dái tai, vành tai bị tổn thương do tai nạn hoặc do điều trị phẫu thuật. Sẹo lồi cũng có thể xuất hiện nếu da vùng dái tai, vành tai bị một số bệnh về da liễu.
Mặc dù nguyên nhân và triệu chứng của bệnh khác nhau, trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ nhận thấy một vùng da sẹo tăng sinh gồ lên hoặc nổi cục trên khu vực bị tổn thương. Một vùng ngứa trên da cũng là một triệu chứng phổ biến. Đôi khi sẹo lồi dái tai, vành tai có thể gây đau đớn cho bệnh nhân.
Trong hầu hết các trường hợp, các sẹo lồi ở dái tai, vành tai có màu hồng hoặc màu đỏ trong giai đoạn đầu, và có thể chuyển màu tím hoặc nâu đậm với thời gian.
Cần phân biệt sẹo lồi (Keloid Scars) với sẹo phì đại (Hypertrophic Scars). Theo định nghĩa, sẹo lồi lan rộng ra ngoài khu vực bị tổn thương ban đầu, trong khi sẹo phì đại giới hạn ở vị trí tổn thương.
Đôi khi sẹo lồi có thể phát triển ở phía trên hoặc ở phía trước của tai, nếu tai bị xuyên lỗ ở những vị trí này.
Các hình thái lâm sàng khác nhau của sẹo lồi dái tai.
Hình ảnh các sẹo lồi ở vành tai.
Điều trị sẹo lồi ở dái tai, vành tai là rất khó khăn. Có một số phương pháp khác nhau đã được sử dụng để điều trị sẹo lồi ở dái tai, vành tai. Hoa tai nén ép, tiêm steroid, mát-xa và phẫu thuật có thể giúp điều trị sẹo lồi dái tai, vành tai. Phát hiện lâm sàng sớm và sự hiểu biết về các lựa chọn khác nhau hỗ trợ trong việc điều trị các sẹo lồi cũng có thể giúp ngăn ngừa một sẹo lồi của dái tai, vành tai. Sẹo lồi cũng dễ điều trị hơn khi chúng có kích thước nhỏ.
Cả hai loại sẹo phì đại và sẹo lồi trông giống nhau và thường được điều trị bằng các phương pháp tương tự.
Sự cọ xát, xoa bóp giúp phá hủy collagen và làm cho sẹo trở nên mềm mại hơn. Toàn bộ sẹo lồi cũng như các mô xung quanh cần phải được mát-xa.
Hoa tai nén ép cho sẹo lồi có thể giúp làm mềm các sẹo lồi. Những hoa tai tạo áp lực có thể được sử dụng trước khi cắt bỏ sẹo lồi nếu tổn thương nhỏ, hay sau khi cắt bỏ để giúp ngăn ngừa sẹo lồi tái phát. Những bông tai phải cung cấp diện tích bề mặt lớn để tao áp lực lên các vết sẹo lồi.
Bông tai có thể được mua lại hoặc bạn có thể làm cho bông tai áp lực rất riêng của bạn. Để làm bông tai, bạn hãy sử dụng một tấm kim loại mỏng dễ uốn nắn (từ một cửa hàng cung cấp thủ công) sau đó đặt một tấm gel silicone trên dải kim loại. Các tấm sau đó có thể được nén ép vào dái tai, vì vậy có thể tạo ra áp lực.
Sử dụng các hoa tai hoặc kẹp nén ép để điều trị sẹo lồi dái tai.
Tấm silicone dạng keo dính (gel) đã được chứng minh hỗ trợ trong việc làm mềm sẹo. Những tấm này được làm từ silicone y tế. Không ai biết chính xác bằng cách nào silicone làm mềm các vết sẹo, tuy nhiên người ta cho rằng tấm gel silicone cho phép hydrat hóa vùng tổn thương.
Những tấm silicone gel có thể dễ dàng làm sạch và có thể được tái sử dụng.
Trong hầu hết các trường hợp, tiêm steroid là cần thiết để giúp làm mềm các vết sẹo. Steroid giúp bằng cách phá vỡ collagen. Collagen là cần thiết để phục hồi vết thương và trong những trường hợp điển hình, chúng ta sẽ không muốn làm suy giảm collagen. Trong trường hợp sẹo lồi và sẹo phì đại, có sự phát triển quá mức của mô sẹo, vì vậy sự giảm collagen trong quá trình liền sẹo là một điều tuyệt vời.
Các steroid tiêm phổ biến nhất được sử dụng là Kenalog, Kenacort, Kcort.... Thuốc thường được tiêm trực tiếp vào trong tổ chức sẹo lồi, sau đó một sự theo dõi khám lại được dự kiến trong 3-4 tuần tiếp theo. Tại thời điểm đó, sẹo lồi được đánh giá lại. Nếu cần thiết, các mũi tiêm bổ sung có thể được thực hiện tại thời điểm này. Tiêm Steroid phối hợp với một chiếc khuyên tai nén ép và mát-xa có thể làm co và làm mềm sẹo lồi, do đó có thể không cần thiết phải phẫu thuật.
Hạn chế của steroid là chúng có thể làm mỏng da và để lại các vết giãn mao mạch.
Khi sẹo lồi mềm hơn (tiêm steroid và mát-xa chắc chắn sẽ làm được điều này), sẹo lồi dái tai, vành tai có thể được cắt bỏ. Các mô sẹo phải được mềm mại vì da đòi hỏi phải đủ mềm mại để cho phép đóng kín tổn thương. Nếu vết sẹo vẫn còn chắc và cứng, tổ chức có thể không liền sẹo. Có thể có thêm tình trạng viêm trong khu vực.
Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi dái tai, vành tai thường được thực hiện dưới gây tê tại chỗ. Một vạt da nhỏ có thể được sử dụng để cho phép đóng kín vết thương sau khi sẹo lồi đã được lấy bỏ.
Hình ảnh sẹo lồi dái tai trước và 4 tháng sau khi điều trị phối hợp phẫu thuật và tiêm steroid trong sẹo.
Thời gian điều trị ngắn và bệnh nhân thường không cần phải có bất kỳ thời gian nghỉ việc hoặc ngưng các hoạt động hàng ngày. Các mũi chỉ khâu có thể cần được cắt bỏ khoảng một tuần sau khi phẫu thuật.
Những rắc rối với sẹo lồi là chúng có nguy cơ tái phát rất cao. Có một số yếu tố có thể giúp ngăn ngừa sự tái phát của các sẹo lồi. Tiêm các vết sẹo với steroid, mát-xa, sử dụng bông tai tạo áp lực hoặc xạ trị sau khi phẫu thuật có thể giúp ngăn ngừa sự tái phát của sẹo lồi.
Hình ảnh trước và 1 năm sau phẫu thuật điều trị sẹo lồi vành tai kết hợp với tiêm steroid trong sẹo.
Xạ trị có thể được sử dụng trong một số trường hợp để giúp ngăn ngừa sự tái phát sẹo lồi ở dái tai, vành tai. Bác sĩ phẫu thuật có thể giới thiệu bạn đến gặp một chuyên viên xạ trị. Thông thường, việc phẫu thuật cắt bỏ được thực hiện vào buổi sáng và sau đó bệnh nhân sẽ chọn phương pháp điều trị bức xạ vào buổi chiều. Những lợi ích và hạn chế của việc sử dụng phương pháp xạ trị cần phải được cân đối với sự tái phát của sẹo lồi.
Mặc dù một số sẹo lồi của tai và dái tai có xu hướng tái phát rất cao và khá khó khăn để loại bỏ vĩnh viễn, hầu hết chúng có thể được điều trị thành công với một sự kết hợp của phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, tiêm steroid và theo dõi hậu phẫu các dấu hiệu của sự tái phát. Các phẫu thuật thường liên quan đến việc cắt bỏ hoàn toàn sẹo lồi và tạo hình phục hồi các tổn khuyết để có được một tai hoặc dái tai bình thường nhất có thể. Cùng lúc, bác sĩ có thể sẽ tiêm một liều thuốc steroid để ngăn chặn nguy cơ tái phát.
Điều quan trọng là phải quan sát thận trọng đối với bất kỳ dấu hiệu tái phát của sẹo lồi vì điều này nhiều khả năng xảy ra trong 1-2 năm đầu tiên sau khi điều trị. Nếu phát hiện sớm, một chiến lược điều trị liên tiếp bằng thuốc steroid tiêm vào sẹo thường có hiệu quả trong việc kiểm soát và đẩy lùi sẹo lồi tái phát.
Để có kết quả tốt nhất và hạn chế các biến chứng của điều trị, bạn nên chọn lựa các bác sĩ tạo hình thẩm mỹ có kinh nghiệm và được đào tạo đầy đủ về loại bệnh lý này.