Mũi nằm ở trung tâm mặt, có vai trò rất quan trọng tạo nên vẻ đẹp của khuôn mặt, nhưng nhiều chị em gặp phải nhược điểm như sống mũi tẹt, đầu mũi thấp, cánh mũi to bè…Phẫu thuật nâng mũi bọc sụn tự thân là giải pháp cho các chị em mũi tẹt giúp mang lại dáng mũi cao, thanh thoát, đẹp tự nhiên và hài hòa với các đường nét trên khuôn mặt, đồng thời bảo vệ được đầu mũi không bị bóng đỏ, mỏng da hoặc thủng ở đầu mũi. |
Nâng mũi bọc sụn là kỹ thuật nâng cao mũi kết hợp chất liệu nhân tạo (Silicone hoặc Goretex) độn ở sống mũi và đầu mũi với sụn tự thân (thường là sụn vành tai) bọc thêm ở đầu mũi để tăng độ dày da đầu mũi giúp bạn có chiếc mũi đẹp tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt và giúp phòng ngừa tình trạng bóng đỏ, mỏng da hoặc thủng da ở đầu mũi có thể gặp ở phương pháp nâng mũi hoàn toàn bằng chất liệu nhân tạo.
Nâng mũi bằng chất liệu nhân tạo (silicone hoặc goretex) có thể gặp vấn đề bóng đỏ, mỏng da hoặc thủng đầu mũi nếu chất liệu dày, cứng gây áp lực lâu dài lên vùng đầu mũi.
Nâng mũi bọc sụn tự thân bảo vệ đầu mũi, giúp khắc phục tình trạng bóng đỏ, mỏng da hoặc thủng ở đầu mũi.
Bạn có thể thích hợp để phẫu thuật nâng mũi bọc sụn, nếu như:
Bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá tình trạng toàn thân cũng như tình trạng mũi của bạn (sống mũi, đầu mũi, cánh mũi…), xem bạn có thích hợp để nâng mũi bọc sụn hay không. Các vị trí giải phẫu quan trọng và vị trí đường rạch sẽ được thiết kế trước mổ.
Nâng mũi bọc sụn vành tai thông thường được thực hiện dưới gây tê tại chỗ 2 vùng cần thiết đó là mũi và tai.
Kỹ thuật lấy sụn vành tai qua đường mổ phía sau tai.
Tại vùng tai, sau khi gây tê, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở sau tai (hoặc trước tai), sau đó bộc lộ và lấy một miếng sụn nhỏ để bọc đầu mũi. Sụn vành tai khi lấy ra kích thước nhỏ chỉ khoảng 1cm và lấy ở vùng xoăn tai (concha) nên không hề làm biến dạng tai của bạn. Sẹo nằm ở vùng sau tai nên được che dấu không nhìn thấy.
Chất liệu nhân tạo được dùng để nâng mũi là silicone hoặc goretex được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn quốc hoặc Mỹ..., được bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn và an toàn. Chất liệu nhân tạo được gọt cẩn thận để phù hợp với dáng mũi của từng bệnh nhân.
Miếng sụn tai tự thân sau khi lấy ra có thể được khâu che phủ lên trên chất liệu nhân tạo ở phần đầu mũi tạo nên phức hợp chất liệu nhân tạo-sụn tự thân.
Tại vùng mũi, sau khi gây tê bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bên trong lỗ mũi một bên hoặc 2 bên, qua đó bóc tách tạo một khoang thẳng ở giữa mũi để đưa phức hợp chất liệu nhân tạo-sụn tự thân vào trong sống mũi và đầu mũi.
Phức hợp chất liệu nhân tạo-sụn vành tai tự thân dùng trong nâng mũi bọc sụn.
Miếng sụn tai cũng có thể được ghép riêng lẻ lên vùng đầu mũi sau khi đã đưa chất liệu nhân tạo vào khoang mũi đã được bóc tách, được cố định tại chỗ bằng mũi chỉ khâu xuyên qua da hoặc không.
Thời gian phẫu thuật nâng mũi bọc sụn vành tai thông thường khoảng từ 45 phút – 60 phút.
Việc độn cao sống mũi nhờ vào “sụn” nhân tạo, sụn tự thân nhằm mục đích độn, bọc đầu sụn nhân tạo ở vùng đầu mũi, giúp bảo vệ lớp da vùng đầu mũi khỏi sự tác động trực tiếp từ sụn nhân tạo, từ đó giảm thiểu nguy cơ bóng đỏ, mỏng da đầu mũi, và phòng ngừa nguy cơ thủng đầu mũi do sụn nhân tạo gây ra.
Phẫu thuật nâng mũi bọc sụn tự thân cũng có thể kết hợp với phẫu thuật thu nhỏ cánh mũi, lổ mũi trong trường hợp cánh mũi to phồng quá mức, lổ mũi rộng hoặc viền cánh mũi xuống thấp che khuất lổ mũi.
So với các phương pháp nâng mũi khác, nâng mũi bọc sụn có các ưu điểm sau:
Sau phẫu thuật nâng mũi bọc sụn, bạn sẽ được hướng dẫn:
Sau phẫu thuật nâng mũi bọc sụn, bạn sẽ sở hữu một chiếc mũi cao đẹp tự nhiên, mềm mại, hài hoà với các đường nét trên khuôn mặt, kết quả được duy trì lâu dài mà không lo bị bóng đỏ, lộ sống hay thủng ở đầu mũi.
Khách hàng 23 tuổi, hình ảnh trước và sau nâng mũi bọc sụn.
Khách hàng 25 tuổi, hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật nâng mũi bọc sụn.
Cũng như mọi thủ thuật ngoại khoa khác, phẫu thuật nâng mũi bọc sụn tự thân cũng có một số nguy cơ biến chứng, bao gồm chảy máu, nhiểm trùng, sống mũi lệch, lộ sụn, sẹo xấu…
Tuy nhiên các biến chứng thường hiếm gặp và nhỏ nếu phẫu thuật mũi được thực hiện bởi một bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ có uy tín, trách nhiệm và có kinh nghiệm về loại phẫu thuật này.
Để giảm thiểu các nguy cơ của phẫu thuật, bạn nên thông báo cho bác sĩ về tiền sử bênh tật của bạn, đặc biệt là tiền sử dị ứng và các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bướu cổ, bệnh tim mạch, bệnh chảy máu... Bạn cũng nên thông báo về các thuốc hiện đang sử dụng như Aspirin, Vitamin E (vì có thể gây chảy máu), tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật mũi, các vấn đề về đường thở, các bệnh lý về xoang…