Khắc phục sẹo lồi khi bấm lỗ tai

Thứ hai, 25/11/2024, 16:30 GMT+7
Sẹo lồi khi bấm lỗ tai là vấn đề nhiều người gặp phải, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình. Mặc dù đây là hiện tượng thường gặp nhưng không ít người khá lúng túng, không biết cách xử lý, ngược lại còn khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy phải làm sao để loại bỏ nó? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

 

Sẹo lồi khi bấm lỗ tai như thế nào?

Sẹo lồi xuất hiện là do sự tăng sinh quá mức của các mô da trong quá trình liền sẹo. Bình thường, trong quá trình lành vết thương, các mô sẹo sẽ thay thế phần mô da bị tổn thương để tạo nên phần da mới. Tuy nhiên, có những trường hợp mô sẹo phát triển quá mức dư thừa làm phần mô đó bị gồ lên tạo thành sẹo lồi. Sẹo có xu hướng lan sang phần da xung quanh, gây mất thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp.

khac-phuc-seo-loi-khi-bam-lo-tai-1

Sẹo lồi khi xỏ khuyên là tình trạng xuất hiện sẹo lồi trong quá trình liền vết thương sau xỏ khuyên. Vết sẹo thường có màu đậm hơn so với màu da của bạn, có thể là đỏ thẫm hoặc nâu. Ở tai, sẹo lồi có thể là một khối tròn, nhỏ, mọc lồi lên tại vị trí bấm lỗ tai. Chúng thường hình thành một vài tháng sau thời gian bạn bấm lỗ tai. Tuỳ vào cơ địa của từng cá thể mà chúng có thể lớn lên theo thời gian hoặc không.

 

Nguyên nhân nào xuất hiện sẹo lồi khi xỏ khuyên?

Có rất nhiều người từng xỏ khuyên, nhưng không phải tất cả ai cũng sẽ bị sẹo lồi. Vậy nguyên nhân gây ra sẹo lồi là gì?

  • Xuất hiện các chấn thương, nhiễm trùng thứ phát: Khi bạn xỏ khuyên ở tai mà liên tục gắn và tháo trang sức thường xuyên, hoặc cọ xát khuyên tai vào gối khi ngủ. Việc này có thể làm tổn thương vùng da xỏ khuyên, gây chảy máu hoặc nặng hơn là nhiễm trùng thứ phát. Chính điều này làm tăng nguy cơ bị sẹo lồi.
  • Màu sắc da: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có làn da sẫm màu có nguy cơ phát triển sẹo lồi cao gấp 15 lần so với những người có làn da sáng hơn. Và ở người bạch tạng, những vết sẹo này không xuất hiện.
  • Yếu tố di truyền: Việc xuất hiện sẹo lồi có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người thân có tiền sử bị sẹo lồi, việc xỏ khuyên cũng có thể khiến bạn mắc tình trạng tương tự.
  • Tuổi: Sẹo lồi có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở những người dưới 30 tuổi. Lý do là ở độ tuổi này, các cấu trúc mô da phát triển mạnh mẽ nên chúng có xu hướng thay thế một cách dư thừa các mô da cũ bị tổn thương, gây nên tình trạng sẹo lồi.
  • Ngoài ra, tình trạng viêm toàn thân cũng là nguyên nhân thúc đẩy tiến triển sẹo lồi.

 

Cách xử lý khi bấm lỗ tai bị sưng

Ấn mạnh để cầm máu

Đối với các vết thương còn mới, đang chảy máu, bạn có thể trực tiếp ấn mạnh lên chỗ bấm khuyên. Điều này không chỉ giúp cầm máu mà còn hạn chế vết sưng sưng mủ hiệu quả.

Vệ sinh lỗ xỏ khuyên thường xuyên

Cứ sau 3 - 4 ngày, bạn nên vệ sinh lỗ xỏ khuyên bằng nước muối để vết thương luôn sạch sẽ, hạn chế nhiễm trùng. Đồng thời, trong khi gội đầu, tắm rửa bạn cũng nên hạn chế để sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội đầu tiếp xúc với lỗ bấm.

khac-phuc-seo-loi-khi-bam-lo-tai-2

Chườm lạnh

Chườm lạnh là cách để xoa dịu vết thương, giảm sưng, giảm viêm hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị một túi cotton mềm, sạch sẽ rồi cho đá vào túi cotton đó. Tiếp theo, áp trực tiếp túi lên vết thương trong một vài phút.

Lưu ý, tuyệt đối không nên cho đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với lên vết thương để hạn chế việc khiến tình trạng trầm trọng hơn. Cách tốt nhân là nên có một lớp ngăn cách giữa đá lạnh và da để hạn chế các tổn thương không mong muốn.

 

Phương pháp loại bỏ sẹo lồi khi bấm lỗ tai

Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi

Việc cắt bỏ sẹo lồi ở tai là tiểu phẫu đơn giản, có thể thực hiện khi sẹo lồi mềm và được cắt bởi dao mổ chuyên dụng. Tuy nhiên, dạng tiểu phẫu này cũng để lại một vết thương mới, có nguy cơ hình thành vết sẹo khác. Do vậy, nếu chỉ đơn độc phẫu thuật cắt bỏ sẹo thì khả năng tái phát rất cao. Bác sĩ có thể kết hợp thêm các phương pháp khác như tiêm Corticosteroid, giúp hiệu quả điều trị tăng cao.

Sử dụng bông tai áp lực

Sau khi cắt bỏ sẹo lồi ở tai, bạn sẽ được đề nghị đeo bông tai áp lực. Chiếc bông tai này giúp tạo một áp lực mới lên tai, ngăn ngừa quá trình sẹo tái phát lại. Bệnh nhân cần đeo liên tục trong một ngày trong suốt 6 đến 12 tháng. 

khac-phuc-seo-loi-khi-bam-lo-tai-3

Tiêm Corticosteroid hạn chế sẹo

Corticoid có tác dụng phá vỡ các mô liên kết, làm mềm sẹo. Điều trị bằng steroid giúp thu nhỏ vết sẹo, tuy nhiên vẫn có khả năng tái phát sau một thời gian. Phương pháp này sẽ áp dụng cho những sẹo có kích thước nhỏ. Những đợt tiêm có thể cách nhau 1 đến 2 tháng tùy từng trường hợp. Và bác sĩ thường ưu tiên kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.

Laser điều trị sẹo lồi

Sử dụng laser mang lại hiệu quả không quá ổn định, tỷ lệ tái phát cao, chỉ hiệu quả đối với những sẹo mới hình thành, đang trong quá trình sinh mạch máu. Phương pháp này có thể giúp giảm độ lớn của sẹo, đồng thời làm đều màu da xung quanh.

Dùng gel silicone giúp giảm sẹo

Đây được coi là giải pháp được ứng dụng phổ biến trong suốt thời gian qua, nhằm hạn chế việc nước mất qua da. Các dạng bào chế hiện nay thường thấy dưới dạng kem bôi dễ sử dụng. Với mức giá hợp lý và dễ tìm kiếm, gel silicone càng trở nên phổ biến trong quá trình điều trị sẹo lồi.

 

Hướng dẫn chăm sóc sau bấm khuyên để tránh bị sẹo lồi

Vết thương do bấm khuyên tai cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng và hình thành sẹo lồi, sẹo xấu ở tai. Dưới đây là một số lưu ý cần thực hiện:

Vệ sinh tai cẩn thận

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi chạm vào tai.
  • Sử dụng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh nhẹ nhàng xung quanh lỗ xỏ.
  • Hạn chế để hóa chất, chất tẩy rửa mạnh, mỹ phẩm,… dính vào vành tai.

Chọn khuyên tai phù hợp

  • Chọn khuyên tai bằng vật liệu an toàn, không gỉ như bạc,vàng, platin hoặc các loại thép không gỉ được dùng trong y tế.
  • Tránh tháo khuyên thường xuyên gây chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng lỗ xỏ. 
  • Nếu có cảm giác ngứa ngáy khó chịu khi đeo khuyên 1 thời gian thì nên tăng cường vệ sinh tai hoặc thay đổi loại khuyên khác.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C, E và kẽm để hỗ trợ quá trình lành da.
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da và thanh lọc cơ thể.
  • Tránh ăn các thực phẩm làm tăng nguy cơ làm lồi sẹo như: rau muống, đồ nếp, thịt gà, hải sản,…
  • Tránh hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích và ăn các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
  • Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng.

Theo dõi tình trạng

  • Quan sát tình trạng lỗ xỏ thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, nóng đau, chảy mủ,…
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.

TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN

Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673

Website: thammybacsithuan.com

Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan

Gửi tư vấn 090 666 1673
DMCA.com Protection Status