Phẫu thuật nâng mũi không như ý có thể dẫn đến các biến chứng như lệch vẹo, bóng đỏ, lộ sống hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Sửa mũi hỏng là giải pháp giúp khắc phục những vấn đề này, mang lại dáng mũi hài hòa, tự nhiên hơn. Đâu là nguyên nhân dẫn đến những trường hợp mũi hỏng là gì? Khi nào cần sửa và tái tạo mũi hỏng để đạt hiểu quả nhất.
Nguyên nhân gây ra mũi hỏng
Trên lý thuyết, nâng mũi là tiểu phẫu khá đơn giản và có tỉ lệ rủi ro thấp. Nhưng thực tế cho thấy, vẫn có một số yếu tố chủ quan lẫn khách quan dẫn đến biến chứng sau nâng mũi như:
Tay nghề của bác sĩ không đảm bảo: Chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ tác động rất lớn đến sự thành công của ca nâng mũi. Nếu bác sĩ không đủ kinh nghiệm để đánh giá tình trạng mũi và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để tư vấn phương pháp phù hợp trước khi phẫu thuật, thì rất khó để mang lại dáng mũi ưng ý và đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Trang thiết bị, môi trường phẫu thuật không được vô trùng: Bộ Y Tế luôn có những quy định, tiêu chuẩn riêng về những thiết bị, dụng cụ, trang phục, nhiệt độ phòng…, nhằm đảm bảo tính vô trùng tối đa cho môi trường phẫu thuật. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín không tuân thủ các tiêu chuẩn trên, gây nguy cơ nhiễm trùng cao cho ca nâng mũi.
Quá trình chăm sóc hậu phẫu không kỹ lưỡng:
Yếu tố chủ quan thường gặp là bản thân khách hàng không tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ như: Không vệ sinh vết thương, sử dụng rượu bia hay các chất kích thích, không uống thuốc kháng sinh đầy đủ… Hoặc, chính họ cũng không được hướng dẫn hay chăm sóc hậu phẫu đúng cách nên không biết những việc cần làm sau nâng mũi.
Yếu tố khách quan là quy trình chăm sóc hậu phẫu ở một số cơ sở thẩm mỹ còn sơ sài, không có chỉ định của bác sĩ, không theo dõi sát sao, ảnh hưởng đến quá trình hậu phẫu và lành thương của khách hàng.
Cơ địa đề kháng với kháng sinh: Hiện tượng này xảy ra khi khách hàng từng sử dụng thuốc kháng sinh không đúng liều lượng trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, gây ra hiện tượng sưng và chảy dịch tiếp tục kéo dài sau nâng.
Chất liệu sụn kém chất lượng: Những loại sụn chính hãng được cấp chứng nhận bởi các tổ chức Y Tế uy tín sẽ có độ tương thích cao với cơ thể, giảm thiểu tỷ lệ gây nhiễm trùng hay trường hợp tự đào thải khỏi cơ thể sau một thời gian. Ngược lại, những loại sụn không rõ nguồn gốc được sử dụng tại các cơ sở không uy tín thì thường kém chất lượng và tiềm ẩn rủi ro cao, có thể gây nhiễm trùng hay hoại tử mũi.
Thực hiện phương pháp không phù hợp: Nguyên nhân này có liên hệ mật thiết với kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ. Việc chọn kỹ thuật nâng mũi nào còn phụ thuộc vào tình trạng mũi hiện tại và form dáng yêu thích của mỗi khách hàng. Nếu bạn không được kiểm tra cấu trúc xương mũi và tư vấn trực tiếp với bác sĩ có đủ kinh nghiệm lẫn chuyên môn, dẫn đến lựa chọn phương pháp không phù hợp thì sẽ rất khó có được dáng mũi ưng ý và an toàn.
Khi nào cần thực hiện sửa mũi hỏng?
Sửa mũi hỏng là phương pháp cần thiết khi bạn gặp các vấn đề về dáng mũi hoặc sức khỏe do biến chứng từ phẫu thuật nâng mũi trước đó. Dưới đây là những tình huống cụ thể cho thấy bạn nên cân nhắc thực hiện sửa mũi:
Khi dáng mũi bị lệch hoặc không cân đối: Sau phẫu thuật, nếu dáng mũi không đều, lệch vẹo hoặc không hài hòa với khuôn mặt, bạn cần can thiệp để điều chỉnh lại cấu trúc mũi.
Khi mũi không đạt yêu cầu thẩm mỹ: Nếu bạn không hài lòng với dáng mũi sau phẫu thuật như mũi quá cao, đầu mũi to hoặc không cân xứng với khuôn mặt, sửa mũi hỏng sẽ giúp cải thiện và mang lại dáng mũi phù hợp hơn.
Khi gặp vấn đề về chức năng mũi: Một số trường hợp phẫu thuật nâng mũi ảnh hưởng đến chức năng mũi, gây khó thở hoặc đau nhức kéo dài. Lúc này, sửa mũi hỏng không chỉ cải thiện thẩm mỹ mà còn khắc phục các vấn đề sức khỏe, đảm bảo hoạt động bình thường của mũi.
Đặc biệt, khách hàng cần thực hiện sửa mũi hỏng khi xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng sau:
Tụt sống mũi: Vật liệu nâng mũi bị đẩy xuống dưới, làm mất đi dáng mũi ban đầu.
Lộ sụn: Sống mũi bị lộ sụn nhân tạo hoặc tự thân ra bên ngoài, gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ nhiễm trùng.
Nhiễm trùng: Tình trạng viêm, sưng đỏ kéo dài hoặc xuất hiện dịch mủ quanh vùng mũi.
Sửa mũi hỏng cho từng trường hợp
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra chỉ định phù hợp. Trước khi tiến hành tái phẫu thuật nâng mũi, bạn cần điều trị triệt để các biến chứng và đợi cho đến khi mũi ổn định hoàn toàn. Đối với mũi đã phẫu thuật nhiều lần hoặc mũi hỏng ở mức độ nghiêm trọng, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, kỹ thuật nâng mũi cũng phức tạp hơn.
Trường hợp nâng mũi hỏng làm lộ sống mũi: Bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn mũi, lựa chọn loại sụn phù hợp và thực hiện tái phẫu thuật nâng mũi với thao tác kỹ thuật chính xác, nhanh chóng.
Trường hợp mũi nhọn, thủng đầu mũi: Bác sĩ sẽ dùng sụn tự thân để bọc lót đầu mũi, giúp mũi trở nên thon gọn, tự nhiên hơn.
Trường hợp trụ mũi nghiêng, lỗ mũi không cân xứng: Bác sĩ sẽ chỉnh hình trụ mũi và điều chỉnh cánh mũi nếu cần, đảm bảo mũi cân đối, hài hòa so với tổng thể khuôn mặt.
Trường hợp mũi lệch: Trước hết bác sĩ cần xác định mũi lệch do vách ngăn hay biến chứng của phẫu thuật thẩm mỹ để tiến hành thực hiện phẫu thuật phù hợp. Phương pháp sửa mũi lệch có thể cân nhắc đến nâng mũi cấu trúc hoặc phẫu thuật chỉnh vách ngăn mũi.
Trường hợp đau nhức vùng sống mũi: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem bạn bị dị ứng chất liệu hay do kỹ thuật bóc tách trước đó không đúng. Trong những trường hợp cần thiết phải tháo bỏ chất liệu và đặt lại sao cho phù hợp, đúng kỹ thuật.
Mũi bị hỏng bao nhiêu ngày thì có thể sửa lại?
Thời gian cần thiết để có thể sửa mũi hỏng dao động từ 3 – 6 tháng sau khi nâng. Thời gian cụ thể phải phụ thuộc vào mức độ tổn thương, loại biến chứng và cơ địa của từng khách hàng. Trong nhiều trường hợp, việc sửa lại mũi có thể thực hiện ngay sau khi xác định được vấn đề. Tuy nhiên, nếu gặp các vấn đề nguy hiểm hơn như nhiễm trùng nặng, sưng viêm mạnh, hoặc biến chứng lớn, việc sửa mũi có thể phải trì hoãn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người thực hiện.
Chăm sóc sau khi phẫu thuật sửa mũi hỏng
Sau phẫu thuật sửa mũi hỏng, việc chăm sóc là một phần quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ:
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Nên theo dõi và thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vùng mũi sau phẫu thuật, bao gồm việc thay băng, sử dụng thuốc, và không chạm vào vùng mũi khi không cần thiết.
- Nghỉ ngơi và nâng đầu khi nằm: Nghỉ ngơi đầy đủ và nâng đầu khi nằm sẽ giúp giảm sưng và hỗ trợ quá trình lành mạnh sau phẫu thuật mũi hỏng rất tốt.
- Kiểm soát sưng và đau: Nên sử dụng đúng loại thuốc được chỉ định để kiểm soát tốt sưng và đau, đồng thời tránh việc tự ý sử dụng thuốc để không gặp các rủi ro.
- Hạn chế hoạt động cường độ cao: Tránh vận động mạnh trong thời gian mới phẫu thuật để không làm tổn thương cho vùng mũi.
- Tuân thủ lịch tái khám: Điều này giúp bác sĩ kiểm tra quá trình hồi phục và đảm bảo rằng mọi vấn đề có thể phát sinh được xử lý kịp thời.
Cách nào để giảm rủi ro khi chỉnh sửa mũi hỏng?
Để giảm rủi ro tối đa khi thực hiện sửa mũi hỏng, bạn cần:
Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ được cấp phép và bác sĩ có tay nghề cao.
Tuân chỉ chính xác các hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật.
Định kỳ thăm khám để theo dõi và đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.
Sửa mũi hỏng không chỉ giúp khắc phục các biến chứng mà còn mang lại dáng mũi tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt. Để đảm bảo kết quả tốt nhất, bạn nên chọn cơ sở thẩm mỹ đáng tin cậy và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật. Nếu bạn gặp vấn đề với mũi sau nâng, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp, lấy lại sự tự tin và vẻ đẹp như mong muốn.
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.