Sẹo lồi ở môi không chỉ làm ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn làm cho bạn gặp phải khó khăn trong việc vận động ở cơ miệng. Sẹo không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong giao tiếp lẫn đời sống hàng ngày. Vậy làm cách nào để chữa khỏi sẹo lồi ở môi? Hãy cùng Thẩm mỹ Bác sĩ Thuận, tìm hiểu thông tin chi tiết bên dưới nội dung sau. |
Sẹo lồi ở môi là gì?
Sẹo nói chung là kết quả của quá trình tái tạo cấu trúc da sau tổn thương. Theo hình dạng và kích thước, sẹo được chia thành nhiều loại khác nhau nhiều loại khác nhau như sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo lõm, sẹo thâm,… Trong số đó, sẹo lồi là sẹo có kích thước lớn, khó trị nhất, đồng thời làm mất thẩm mỹ nhiều nhất trong số tất cả các loại sẹo.
Sẹo lồi được hình thành do sự tăng sinh quá mức của Collagen trong quá trình tái tạo, phục hồi vết thương trên da. Sẹo lồi lên trên bề mặt da có kích thước tùy thuộc vào độ lớn của vết thương, đôi khi sẹo có thể lan rộng ra ngoài vết thương. Sẹo lồi có giới hạn nhất định, hình thành trên bề mặt vết thương hở, có thể gây đau, căng cứng và ngứa quanh vùng da sẹo.
Sẹo lồi có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như tay, chân, mặt, lưng,… Và khi xuất hiện trên môi thì đó chính là sẹo lồi ở môi.
Nguyên nhân khiến sẹo lồi ở môi hình thành
Sẹo lồi ở môi là một loại sẹo phức tạp, vì nó xuất hiện ở vị trí nhỏ trên khuôn mặt và rất dễ nhìn thấy. Có nhiều nguyên nhân gây ra loại sẹo này, bao gồm:
- Bị rách môi, môi bị chấn thương do tai nạn, vết thương hở trên môi hoặc vết bỏng.
- Do mụn rộp trên môi không được điều trị đúng cách.
- Bị nhiễm virus Herpes môi mà không được chữa trị đúng cách và kịp thời.
- Do phun xăm môi hoặc xỏ khuyên môi không đúng cách.
- Chế độ ăn không phù hợp khi có vết thương hở trên môi.
- Yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò trong việc hình thành sẹo lồi trên môi.
Bị sẹo lồi ở môi có chữa được không?
Da môi là vùng da mỏng manh nhất trên cơ thể. Môi dễ bị tổn thương với tình trạng nặng hơn so với các vùng da khác.
Rất nhiều người muốn tìm cách điều trị dứt điểm loại sẹo này. Tuy nhiên, đến nay đây vẫn là bài toán khó, nhất là đối với các loại sẹo càng lâu năm, mức độ khó trị tăng dần.
Sẹo lồi ở môi hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách.
Cách trị sẹo lồi ở môi bằng phương pháp tự nhiên
Sẹo lồi ở môi dù đang ở giai đoạn sớm hoặc tiến triển thì đều khó để có thể điều trị, vì môi là vùng da nhỏ mỏng, tập trung nhiều mạch màu. Nhưng, nếu bạn áp dụng các phương pháp điều trị sau đây, kịp thời thì hoàn toàn có thể làm phẳng được vùng da bị sẹo lồi mà không phải phẫu thuật.
Dùng tinh dầu hoa oải hương
Hòa hỗn hợ bao gồm 3 giọt tinh dầu hoa oải hương nguyên chất với 3 muỗng cà phê nước cất. Nước tinh dầu thường sẽ nhẹ hơn nước và sẽ nổi trên bề mặt, do đó bạn cần phải khuấy đều cho đến khi thu được một dung dịch đồng nhất.
Tiếp đến, nhẹ nhàng làm sạch da môi bị sẹo lồi với nước ấm. Lưu ý nhiệt độ của nước từ 40 – 50 độ C, tránh dùng nước quá nóng có thể sẽ gây ra bỏng da.
Sau đấy, dùng tăm bông để thấm dung dịch trên thoa vào sẹo lồi ở môi, đợi khoảng 10 đến 15 phút rồi rửa sạch lại với nước mát.
Kiên trì mà thực hiện 2 lần mỗi ngày liên tục 1 tháng, mô sẹo ở trên môi sẽ mềm mại và bị thu nhỏ rõ rệt.
Phương pháp này phù hợp với người có một làn da dầu hay da nhạy cảm. Đối với người thuộc da thường thì có thể thoa tinh dầu oải hương mà không cần phải pha với nước cất. Nhưng, bạn chỉ nên bôi 1 lớp mỏng, vừa tránh cho da nhờn nóng, vừa tránh bị lãng phí tinh dầu.
Thuốc trị sẹo môi
Ngoài những phương pháp trị sẹo lồi lâu năm bằng thiên nhiên thì bạn có thể chọn những sản phẩm kem trị sẹo lồi. Bạn nên chọn các sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng như.
Gel trị sẹo lồi Kelo-cote
Đây là sản phầm từ Mỹ có thành phần 100% từ silicone đem đến tác dụng điều trị sẹo lồi khá tốt. Kelo-cote có ưu điểm không mùi, không màu, thẩm thấy rất nhanh. Bôi thuốc trị sẹo khi nào thì bạn chỉ cần bôi trực tiếp vết sẹo hàng ngày. Dùng từ 2 – 3 tháng liên tục để có được kết quả.
Gel silicone Scar Away
Đây là gel trị sẹo lồi được rất nhiều bác sĩ khuyên dùng kể cả làn da nhạy cảm như môi. Thành phần từ Polysiloxanes và Silicon Dioxide sản phẩm giúp làm mờ sẹo lồi mới hình thành hiệu quả. Dùng liên tục 60 – 90 ngày mỗi ngày 2 lần để đem đến hiệu quả.
Trị sẹo bằng Laser Co2
Trong trường hợp sẹo xuất hiện lâu năm, lúc này những vết sẹo lồi ở môi đã chai cứng, tạo ra màng chắn ngăn cản việc hấp thụ những dưỡng chất, do đó việc việc điều trị và những cách làm mờ sẹo lồi bằng phương pháp tự nhiên không khả thi. Lúc này, bạn hãy đến những trung tâm thẩm mỹ,… để được các bác sĩ tư vấn, thực hiện điều trị bằng công nghệ cao.
Tại Bác sĩ Thuận với các vết sẹo có một diện tích nhỏ như sẹo lồi ở môi, thường những bác sĩ sẽ khuyên bạn hãy sử dụng công nghệ điều trị sẹo lồi bằng Laser Co2. Công nghệ này mang lại những ưu điểm nổi bật như:
- Loại bỏ xóa sẹo lồi lên đến 95% chỉ sau 1 lần điều trị.
- Laser Co2 không gây ra ảnh hưởng đến những vùng da ở xung quanh vết sẹo.
- Kết hợp những liệu pháp giúp trẻ hóa giảm thâm, trả lại làn da thật tươi sáng như lúc vẫn chưa bị sẹo.
- Đảm bảo an toàn tối đa và không tái phát sẹo.
Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi ở môi
Đây là một phương pháp can thiệp để loại bỏ sẹo lồi trên môi có thể mang lại hiệu quả rõ rệt ngay sau khi điều trị. Tuy nhiên, để đạt được kết quả thẩm mỹ tốt nhất và tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, cũng như ngăn chặn sự tái phát của sẹo lồi, bạn cần lựa chọn cho mình một địa chỉ thẩm mỹ uy tín để thực hiện quá trình này. Bên cạnh đó, hãy tuân thủ các bước chăm sóc và vệ sinh tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra an toàn và hiệu quả.
Lưu ý sau khi tiến hành điều trị sẹo lồi ở môi
Để đạt được quá trình điều trị sẹo lồi ở môi nhanh chóng và hiệu quả, có một số điểm bạn cần lưu ý sau khi tiến hành điều trị:
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến vết sẹo như rau muống, hải sản, đồ nếp, thịt gà, thịt bò, rượu bia và các chất kích thích khác.
- Bổ sung các thực phẩm có lợi trong quá trình điều trị sẹo lồi như thịt, rau củ, nghệ và rau diếp cá. Những thực phẩm này giúp cân bằng dinh dưỡng, tái tạo tế bào và có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên.
- Sau quá trình điều trị, bạn nên tránh dùng tay chạm hoặc gãi vết sẹo, đồng thời hạn chế việc tổn thương lên vùng bị sẹo để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus.
- Khi ra ngoài, hãy che chắn kỹ để vết sẹo không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Vệ sinh vết sẹo bằng nước muối sinh lý và tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh từ bác sĩ.
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan