Sẹo lồi không chỉ gây đau, ngứa khó chịu mà còn gây ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ. Điều trị sẹo lồi đúng cách, đúng phương pháp sẽ rút ngắn thời gian điều trị, hiệu quả cao hơn. Bài viết này, sẽ cung cấp thông tin về các cách trị sẹo lồi phổ biến đang được áp dụng hiện nay. Sẹo lồi có tự hết không sẽ được giải đáp sau đây
Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi là loại sẹo nổi gồ ghề trên bề mặt da do tăng sinh mô sợi quá nhiều so với vết thương và gây sẹo. Cụ thể, khi da bị thương, mô sợi hình thành để hồi phục vết thương. Thế nhưng, ở một số người, các mô sợi này tăng sinh quá mức tạo thành khối cứng, căng bóng gọi là sẹo lồi.
Hiện thế giới có khoảng 100 triệu người để lại sẹo do phẫu thuật hoặc chấn thương, trong đó 15% trường hợp mô sợi tiến triển quá mức thành sẹo phì đại hoặc sẹo lồi. Sẹo lồi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường xảy ra ở những vùng cơ thể như: Vai, dái tai, ngực, má, mông,…
Sẹo lồi trên dái tai thường tròn và chắc, trên các bộ phận khác của cơ thể sẽ có bề mặt phẳng hơn. Tuy nhiên, trên một số bộ phận của cơ thể như: Cổ, bụng, tai,… sẹo lồi hơi di chuyển khi chạm vào.
Sẹo lồi vượt ra ngoài ranh giới của vết thương ban đầu, xâm lấn sang vùng da bình thường lân cận. Dù sẹo lồi không gây hại cho sức khỏe, nhưng khiến người bệnh không tự tin, đặc biệt ở vùng cánh tay, chân,…
Nguyên nhân hình thành sẹo lồi
Hiểu được các nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi không chỉ giúp việc phòng tránh mà còn giúp bạn tìm ra được cách trị sẹo lồi phù hợp với tình trạng sẹo đang gặp phải, rút ngắn thời gian điều trị và mang lại hiệu quả cao. Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc hình thành sẹo lồi, tuy nhiên những nguyên nhân phổ biến vẫn là do:
Do nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật bám ở vết thương.
Yếu tố do di truyền tạo cơ địa sẹo lồi: những người có cơ địa sẹo lồi do di truyền, nguy cơ bị các vết sẹo lồi rất cao. Việc phòng ngừa và điều trị sẹo lồi ở những người này sẽ khó khăn hơn, vì thế bạn cần lưu ý nhiều hơn trong chế độ ăn uống, sinh hoạt so với những người khác.
Do chấn thương nhưng không chăm sóc đúng cách: khi bị thương, bạn cần nhanh chóng làm sạch nhanh vết thương, tránh gây nhiễm trùng, loại bỏ các dị vật bám trên bề mặt vết thương.
Do quá trình cạy, gãi, nặn mụn không đúng cách: việc nặn, lấy nhân mụn không đúng cách sẽ dễ gây hình thành sẹo lồi trên mặt. Không chỉ vậy, nặn mụn và vệ sinh không đúng cách khiến cho vi khuẩn có thể thâm nhập gây viêm nhiễm, tổn thương và để lại sẹo trên da.
Do chế độ ăn uống sau khi bị sẹo: trong giai đoạn hồi phục vết thương, bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm gây sẹo lồi như: rau muống, tôm, thịt gà, thịt bò, trứng, đồ nếp,...
Cách nhận biết sẹo lồi
- Sẹo dày, không đều, thường ở dái tai, vai, má hoặc giữa ngực.
- Da sáng bóng, không có lông, sần sùi, nổi lên.
- Kích thước đa dạng, tùy theo kích thước vết thương ban đầu và thời điểm sẹo lồi ngừng phát triển.
- Sẹo lồi trên dái tai thường tròn và chắc, trên các bộ phận khác của cơ thể sẽ có bề mặt phẳng hơn. Tuy nhiên, trên một số bộ phận của cơ thể như: cổ, bụng, tai, má sẹo lồi hơi di chuyển khi chạm vào.
- Sẹo lồi vượt ra ngoài ranh giới của vết thương ban đầu, xâm lấn sang vùng da bình thường lân cận. Dù sẹo lồi không gây hại cho sức khỏe, nhưng khiến người bệnh không tự tin, đặc biệt ở vùng cánh tay, chân, mặt.
- Kết cấu đa dạng mềm, cứng, hoặc dẻo.
- Bệnh nhân ngứa, đau, khó chịu.
Qua thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, sẹo lồi có thể chẩn đoán qua cách quan sát bằng mắt thường nhìn, sờ vết sẹo. Khi sẹo lồi quá phát, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết da để loại trừ ung thư da.
Sinh thiết da là một thủ thuật tiểu phẫu, bác sĩ da liễu gây tê và mổ cắt tổn thương da rồi gửi đến khoa giải phẫu bệnh để xác định tổn thương là ung thư da hay sẹo lồi. Nếu người bệnh bị sẹo lồi, bác sĩ da liễu sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng da của bệnh nhân.
Sẹo lồi có tự khỏi không?
Sẹo lồi có hết được không? Thật tiếc câu trả lời là không. Khác với sẹo phì đại có thể biến mất sau 1 đến 2 năm, sẹo lồi sẽ không tự nhỏ đi theo thời gian. Hiện nay các biện pháp chữa trị sẹo lồi thực chất chỉ nhằm mục đích làm phẳng, làm mờ vết sẹo chứ không giải quyết hoàn toàn được sẹo lồi.
Điều trị sẹo lồi chỉ nhằm mục đích cải thiện vùng da, giảm thiểu tối đa tác động xấu tới thẩm mỹ, chứ không thể làm biến mất hoàn toàn sẹo, khôi phục lại làn da bình thường. Do đó dự phòng là nguyên tắc quan trọng nhất trong trị liệu sẹo lồi.
Sẹo lồi hình thành bởi việc tăng sinh collagen thái quá trong quá trình liền sẹo nên sẹo lồi không thể tự nhỏ đi theo thời gian, chúng sẽ mãi tồn tại trên cơ thể bạn nếu bạn không có phương pháp loại bỏ hay điều trị thành công. Thời gian điều trị sẹo lồi khá dài có thể mất đến vài tháng hoặc vài năm tùy từng phương pháp. Bác sĩ Thuận xin gửi đến bạn một số cách điều trị sẹo lồi hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Phương pháp tự nhiên
Sử dụng những sản phẩm từ thiên nhiên để trị sẹo lồi bằng phương pháp dân gian như: Chanh, mật ong, dầu dừa, nha đam,... là phương pháp điều trị sẹo lồi đơn giản, hiệu quả và dễ thực hiện tại nhà. Các dưỡng chất từ thiên nhiên không những làm mờ các vết sẹo lồi còn giúp giảm sưng viêm, làm dịu những cơn đau ngứa và làm đẹp da. Tuy nhiên, thời gian để phương pháp này có hiệu quả thường rất lâu và người bệnh phải kiên trì thực hiện. Với những vết sẹo lồi lâu năm thì phương pháp này thường có hiệu quả thấp.
Dùng kem trị sẹo lồi
Kem trị sẹo chứa những thành phần ức chế quá trình sản sinh collagen từ trong mô sẹo giúp sẹo thu nhỏ. Phương pháp này được đánh giá là tương đối an toàn đối với cơ thể. Kem trị sẹo không những có tác dụng làm sẹo nhỏ mà còn có tác dụng cấp ẩm làm đẹp da.
Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này đó chính là tùy cơ địa của từng người mà đáp ứng khác nhau. Đối với cơ địa hấp thụ tốt, kem trị sẹo sẽ cho kết quả nhanh trong vài tháng. Và ngược lại, với cơ địa hấp thụ kém hơn thì thời gian để kem trị sẹo phát huy tác dụng lâu hơn, có thể trong vòng 1 - 2 năm.
Thẩm mỹ trị sẹo lồi
Hiện nay, với những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, rất nhiều phương pháp giúp cho vết sẹo lồi của bạn phẳng hơn, mịn màng hơn và có màu sáng hơn. Với những người có sẹo lồi quá to, phương pháp này rất hữu ích, và sẽ họ có thể lấy lại sự tự tin trong cuộc sống. Bác sĩ Thuận xin giới thiệu đến các bạn 3 phương pháp thẩm mỹ trị sẹo lồi phổ biến hiện nay.
Tiêm Corticosteroid nội thương tổn
Phương pháp này được đánh giá cao vì mang lại hiệu quả khá tích cực, cách thực hiện lại an toàn và đơn giản. Loại thuốc thường hay dùng trong phương pháp này là triamcinolone acetonide. Tuy nhiên, phương pháp tiêm corticosteroid nội thương tổn cũng có những nhược điểm. Người bệnh cũng có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như teo da vùng tiêm, tình trạng rối loạn kinh nguyệt, hoặc da bị mất sắc tố khó hồi phục…
Sử dụng Laser để điều trị sẹo lồi
Phương pháp Laser cũng là một trong những phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả. Phương pháp này không những làm giảm mẩn đỏ vết sẹo mà còn giảm kích thước của sẹo lồi bằng sự tái tạo lại cấu trúc các tế bào hư tổn và giúp cho vết sẹo dần biến mất theo thời gian. Đặc biệt, khi phối hợp phương pháp Laser với phương pháp tiêm nội thương tổn corticosteroid thì kết quả điều trị sẽ khả quan hơn rất nhiều.
Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi
Một phương pháp điều trị sẹo lồi có thể được áp dụng đó là phẫu thuật để loại bỏ những vùng có sẹo lồi. Khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật, các bác sĩ có thể kết hợp với những phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao hơn ví dụ như phương pháp tiêm nội thương tổn corticosteroid. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định và phẫu thuật không được ưu tiên vì tỉ lệ thành công của nó vẫn còn hạn chế.
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.