Sửa mũi hỏng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thứ năm, 04/07/2024, 01:01 GMT+7
Mũi bị hỏng là tình trạng mà không ai mong muốn vì không chỉ gây mất tiền bạc và thời gian mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thậm chí là niềm tin của người trải qua. Sửa lại mũi hỏng là phương pháp chỉnh sửa lại tình trạng mũi bị hỏng, biến chứng sau nâng mũi. Dưới đây, chúng ta tìm hiểu nguyên nhân dẫn và những phương pháp sửa mũi hỏng hiệu quả nhất. 

 

Khi nào cần tìm hiểu các phương pháp sửa mũi hỏng?

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ phục hình toàn bộ dáng mũi, giúp cải thiện khuyết điểm, mang đến chiếc mũi đẹp, hài hoà và tỷ lệ chuẩn với đường nét gương mặt. Nếu kết quả thẩm mỹ khiến bạn không hài lòng hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình thức hoặc chức năng mũi. Bạn có thể đã gặp phải tình trạng nâng mũi bị hư và cần can thiệp chỉnh sửa mũi để khắc phục. Phẫu thuật sửa mũi hỏng đòi hỏi các bước tháo sụn cũ, điều chỉnh và định hình lại dáng mũi.

Tuy nhiên sau nâng mũi, mũi rất dễ bị tổn thương và cần thời gian hồi phục hẳn. Vì thế, bạn cần đợi ít nhất từ 3 đến 6 tháng nếu muốn can thiệp sửa mũi lần hai. Điều này giúp mũi có đủ thời gian hồi phục và sẵn sàng cho ca phẫu thuật kế tiếp.

 

Nguyên nhân khiến mũi hỏng sau khi nâng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến dáng mũi bị hỏng sau khi nâng, trong đó bao gồm các yếu tố chính như: Tay nghề bác sĩ, trang thiết bị không đảm bảo, chất liệu sụn kém chất lượng và chăm sóc chưa tốt sau phẫu thuật.

Do tay nghề bác sĩ

Tay nghề của bác sĩ quyết định đến 90% sự thành công của một ca phẫu thuật mũi. Trường hợp bác sĩ không đủ kinh nghiệm để đánh giá tình trạng mũi hiện tại của khách hàng, hay tư vấn phương pháp không phù hợp sẽ làm tăng nguy cơ làm mũi bị hỏng. Chính vì vậy, khi chọn bác sĩ và phương pháp thẩm mỹ mũi bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin để lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo có một dáng mũi ưng ý sau chỉnh sửa.

Trang thiết bị, môi trường phẫu thuật không được vô trùng

Trang thiết bị và môi trường phẫu thuật cần phải đảm bảo vệ sinh và có đầy đủ vật dụng cần thiết để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Môi trường cũng cần phải được vô trùng, khử khuẩn theo chuẩn Y khoa. Việc không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm trùng và rủi ro sau phẫu thuật nâng mũi.

sua-mui-hong-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-3

Chất liệu sụn kém chất lượng, không tương thích với cơ thể

Sự lựa chọn sụn không rõ nguồn gốc hoặc không được chứng nhận bởi các tổ chức y tế có thể mang lại rủi ro cao sau phẫu thuật mũi. Sụn kém chất lượng có thể gây nhiễm trùng hoặc thậm chí hoại tử mũi sau một thời gian. Điều này dẫn đến việc bạn phải thực hiện sửa mũi hỏng rất tốn chi phí và mất thời gian.

Chăm sóc không kỹ lưỡng sau hậu phẫu thuật

Quá trình chăm sóc hậu phẫu không đủ kỹ lưỡng có thể khiến chiếc mũi bị hỏng, gây biến chứng nguy hiểm. Điều này có thể xuất phát từ chính khách hàng chưa tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật như không vệ sinh vết thương sạch sẽ, chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng các chất kích thích như rượu bia. Đôi khi, khách hàng cũng không được hướng dẫn kỹ lưỡng từ địa chỉ thẩm mỹ đã thực hiện phẫu thuật. Việc thiếu chỉ định và tư vấn từ bác sĩ, không theo dõi chặt chẽ có thể ảnh hưởng đến quá trình hậu phẫu và sự lành thương của bệnh nhân.

 

Những triệu chứng báo hiệu mũi nâng bị hỏng

Mũi bị nhiễm trùngKhi chất liệu sụn được đưa vào để tái cấu trúc mũi, trong vài ngày đầu bạn có thể cảm thấy đau nhức, sưng tấy và có hiện tượng bầm tím. Đây là do cơ thể chưa thích nghi với quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 1 tháng và bạn cảm thấy mũi bị hẹp, sưng tấy và sốt, có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng mũi. Nguyên nhân chính có thể là do trung tâm thẩm mỹ chất lượng kém, vệ sinh y tế không đảm bảo, quy trình không chính xác hoặc thiết bị bị nhiễm bẩn. Tình trạng này đáng lo ngại và cần được thăm khám và kiểm tra kịp thời.

Sống mũi bị lệchSống mũi lệch xảy ra khi phần sụn trong mũi hoặc vách ngăn mũi bị lệch sang một bên sau khi nâng mũi. Điều này thường xảy ra khi sụn được đặt không đúng vị trí bởi bác sĩ hoặc do va đập mạnh gây mất cân bằng vị trí mũi.

Mũi bị đỏ, lộ sống mũiHiện tượng đầu mũi bóng đỏ và lộ sống sau 1-2 năm sau khi nâng mũi có thể xảy ra. Nguyên nhân có thể do chất liệu độn quá cứng, không tương thích với cơ thể, hoặc da đầu mũi mỏng không đủ để hỗ trợ sụn, dẫn đến hiện tượng tụt sụn.

sua-mui-hong-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-4

Mũi bị thủng phần da và lòi sụn: Thủng da đầu mũi và lòi sụn là một biến chứng khác có thể xảy ra sau khi nâng mũi. Một số cơ sở thẩm mỹ vẫn sử dụng sụn nâng mũi từ silicon lớn, loại sụn này rất cứng và không ôm sát vào mũi, có thể gây mòn da mũi và sau thời gian dài sẽ dẫn đến thủng da hoặc lòi sụn. Ngoài ra, nếu bác sĩ nâng mũi quá cao, áp lực lên vùng mũi có thể gây tổn thương da mũi.

Mũi thường xuyên chảy máu: Mũi bị chảy máu thường xuyên cũng là một triệu chứng không bình thường sau khi nâng mũi. Nếu cấu trúc bên trong mũi bị tổn thương và không được băng bó đúng cách hoặc nhiễm trùng xảy ra sau phẫu thuật không an toàn, có thể dẫn đến tình trạng chảy máu hoặc dịch màu đỏ đậm từ mũi. Đây là một tình trạng nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng khác.

Mũi sưng đau trong thời gian dài: Mũi sưng đau trong thời gian dài cũng là một hiện tượng bất thường và nguy hiểm sau khi nâng mũi. Nếu mũi sưng đau và bầm tím kéo dài hơn 10 ngày mà không có dấu hiệu cải thiện, đó là một tình trạ

Nếu bạn gặp những triệu chứng trên, nên đến các cơ sở thẩm mỹ hoặc bệnh viện đáng tin cậy để kiểm tra, làm sạch và loại bỏ máu bầm bên trong. Hiện tượng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương nghiêm trọng, nên cần được tư vấn và giải đáp chi tiết từ các bác sĩ chuyên ngành.

 

Phương pháp sửa mũi hỏng hiệu quả 

Mũi hỏng không chỉ tác động đến vẻ đẹp của khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bị. Vì vậy, sửa mũi hỏng đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục lại sự tự tin và hài hòa với diện mạo mới của người sở hữu. Có nhiều phương pháp sửa mũi hỏng khác nhau phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người. 

Nâng mũi sụn nhân tạo

Kỹ thuật này đặt thanh sóng nhân tạo vào khoang mũi để nâng cao phần sóng. Nâng mũi sụn nhân tạo thường áp dụng cho những người có mũi nguyên bản khá cao và dài.

Nâng mũi bọc sụn tự thân

Bác sĩ sử dụng sụn nhân tạo để chỉnh hình sóng mũi và sử dụng sụn từ tai của người đó để gia cố đầu mũi. Phương pháp này giúp khắc phục tình trạng mũi lộ sóng hoặc bóng đỏ hiệu quả. 

sua-mui-hong-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-2

Nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp sửa mũi hỏng sử dụng 1/3 sóng mũi nhân tạo kết hợp với đầu mũi và trụ mũi làm bằng sụn tự thân. Phương pháp này có khả năng khắc phục hầu hết các tình trạng mũi hỏng sau phẫu thuật.

Nâng mũi cấu trúc trở thành xu hướng phổ biến trong những năm gần đây với lý do nổi bật. Kỹ thuật tạo trụ mũi vững chắc với định hình đầu mũi hài hòa, không chỉ có khả năng tạo dáng mũi cao thời thượng mà còn là giải pháp toàn diện cho các trường hợp sửa mũi hỏng. Tuy nhiên, nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật khó và phức tạp chỉ có những bác sĩ chuyên môn cao mới có thể thực hiện thành thạo và chuẩn xác. 

Lưu ý, tình trạng mũi hỏng có tính cá nhân nên phương pháp phẫu thuật cần phải phù hợp với tình trạng cụ thể từng người. Việc tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao là rất quan trọng trước khi quyết định phẫu thuật để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa mũi.

 

Sửa mũi hỏng bao lâu thì hồi phục?

Thời gian hồi phục sau khi phẫu thuật sửa mũi hỏng thường khác nhau tùy thuộc vào phương pháp thực hiện cũng như mức độ phẫu thuật. Đa số mọi người có thể trở lại hoạt động bình thường sau khoảng 1-2 tuần sau phẫu thuật. Tuy nhiên, việc hoàn toàn hồi phục về mặt sức khỏe và thẩm mỹ có thể mất từ vài tuần đến vài tháng, phụ thuộc vào mức độ can thiệp của phẫu thuật và quá trình tái tạo mô.

 

Chăm sóc sau khi phẫu thuật sửa mũi hỏng

Sau phẫu thuật sửa mũi hỏng, việc chăm sóc là một phần quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Nên theo dõi và thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vùng mũi sau phẫu thuật, bao gồm việc thay băng, sử dụng thuốc, và không chạm vào vùng mũi khi không cần thiết.
  • Nghỉ ngơi và nâng đầu khi nằm: Nghỉ ngơi đầy đủ và nâng đầu khi nằm sẽ giúp giảm sưng và hỗ trợ quá trình lành mạnh sau phẫu thuật mũi hỏng rất tốt.
  • Kiểm soát sưng và đau: Nên sử dụng đúng loại thuốc được chỉ định để kiểm soát tốt sưng và đau, đồng thời tránh việc tự ý sử dụng thuốc để không gặp các rủi ro.
  • Hạn chế hoạt động cường độ cao: Tránh vận động mạnh trong thời gian mới phẫu thuật để không làm tổn thương cho vùng mũi.
  • Tuân thủ lịch tái khám: Điều này giúp bác sĩ kiểm tra quá trình hồi phục và đảm bảo rằng mọi vấn đề có thể phát sinh được xử lý kịp thời.

 

Sửa mũi hỏng tại Bác sĩ Thuận

Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, bác sĩ Đỗ Đình Thuận luôn hiểu rõ cơ địa và thói quen sinh hoạt của khách hàng. Là người tỉ mỉ và cầu toàn, ông không chỉ tư vấn chị em thực hiện phẫu thuật sửa mũi theo những phương pháp quen thuộc như S-line hay cấu trúc, mà còn tư vấn họ làm đẹp tổng thể từ sống mũi, cánh mũi cho đến đầu mũi, qua đó có thể tạo nên những đường nét tự nhiên.

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Đình Thuận có hơn 20 năm kinh nghiệm và là Giám đốc của trung tâm thẩm mỹ Bác sĩ Thuận. Bác sĩ đã giúp hàng nghìn khách hàng thay đổi mọi dáng mũi tinh tế và nghệ thuật, đem lại sự hài lòng cho khách hàng bằng nhan sắc đẹp tự nhiên, hoàn thiện.

Mũi có vai trò quan trọng với ngũ quan chung của mỗi người, tạo nên sự thanh thoát và nét đẹp sang trọng cho khuôn mặt. Làm đẹp nên được xem là nghệ thuật, có thể giúp ích cho cuộc sống và tương lai của bạn.

Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.

TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN

Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673

Website: thammybacsithuan.com

Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan

Gửi tư vấn 090 666 1673
DMCA.com Protection Status