Phẫu thuật độn cằm v line được rất nhiều chị em lựa chọn khi muốn định hình khuôn mặt v line. Tuy nhiên, phẫu thuật độn cằm lại có những nguy hiểm ẩn mình, bạn cần phải biết trước khi đưa ra quyết định. Hãy cùng tìm hiểu qua thông tin dưới đây. |
Độn cằm là gì?
Độn cằm là phương pháp làm tăng thể tích vùng cằm, giúp chỉnh sửa dáng cằm lẹm, cằm ngắn, cằm lệch..., tạo nét hài hòa giữa cằm và các cấu trúc khác của khuôn mặt như mũi, môi, từ đó tôn lên vẻ đẹp và sự quyến rũ của khuôn mặt. Đây là một trong những xu hướng làm đẹp hiện nay đang được ưa chuộng bởi nhiều tín đồ làm đẹp bởi ưu điểm mang lại gương mặt V-line thanh thoát, hài hòa, tự nhiên.
Độn cằm có thể bằng phương pháp phẫu thuật (phẫu thuật độn cằm) hoặc không phẫu thuật (tiêm filler vùng cằm).
- Độn cằm bằng tiêm filler là một kỹ thuật khá đơn giản, được thực hiện nhanh chóng trong vòng 10-15 phút, trong đó các chất làm đầy (filler) sẽ được tiêm vào vùng cằm thông qua một kim tiêm nhỏ.
Tiêm filler để độn cằm là loại dịch vụ làm đẹp rất được ưa chuông.
- Đối với độn cằm bằng phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành đưa miếng độn bằng chất liệu nhân tạo vào bên trong vùng cằm thông qua một vết rạch nhỏ nằm ở niêm mạc môi dưới hoặc đường mổ qua da vùng dưới cằm, dưới hình thức gây tê tại chỗ.Vật liệu độn cằm được bác sĩ lựa chọn và cắt gọt sao cho có hình dáng và kích thước phù hợp với các đường nét trên khuôn mặt bạn.
Phẫu thuật độn cằm với đường rạch bên trong miệng.
Những nguy cơ và biến chứng của độn cằm
Những nguy cơ và biến chứng của tiêm filler cằm
Tuy là một thủ thuật làm đẹp tương đối đơn giản và an toàn nhưng tiêm filler cằm vẫn yêu cầu bác sĩ có kiến thức và tay nghề vững vàng. Nếu tiêm filler sai kỹ thuật hoặc dùng loại filler kém chất lượng, bạn có thể đối mặt với một số rủi ro như sau:
- Tụ máu, bầm tím kéo dài: do làm tổn thương mạch máu ở vùng cằm. Đây cũng là một biến chứng gây khó chịu cho khach hàng.
- Nhiễm trùng, áp-xe: Nguyên nhân có thể là do kim tiêm không được khử trùng, filler kém chất lượng, vùng cằm không được vệ sinh kỹ… Lúc này, vùng cằm sau tiêm có thể bị sưng, đỏ, đau kéo dài 5-7 ngày, cằm cứng, bị lở loét thậm chí có mủ.
- Dị ứng với chất filler: Gây ra tình trạng sưng nề, mẩn đỏ kéo dài hoặc vón cục ở vùng tiêm. Tình trạng này hiếm gặp hơn, nhưng vẫn là một biến chứng gây khó chịu sau khi tiêm filler cằm. Nguyên nhân nổi cục là do sử dụng các loại filler kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
- Hoại tử da: Hoại tử da có thể xảy ra khi bác sĩ tiêm vào vị trí mạch máu khiến mạch máu bị tắc nghẽn, hoặc tiêm lượng filler quá lớn gây chèn ép mạch máu và làm chết các tế bào vùng cằm.
Những nguy cơ và biến chứng của phẫu thuật độn cằm
Phẫu thuật độn cằm có những rủi ro chính sau đây:
- Tụ máu: Biến chứng này có thể gặp trong mọi loại phẫu thuật do quá trình cầm máu không cẩn thận trong lúc mổ hoặc do những tác động mạnh trong thời gian hậu phẫu.
- Nhiễm trùng: Mặc dù hiếm gặp, đây là biến chứng có thể xảy ra nếu qui trình vô trùng không được đảm bảo trong quá trình phẫu thuật, nhất là khi sử dụng đường mổ bên trong miệng. Biến chứng này thường xảy ra trong một vài tuần đầu sau phẫu thuật. Lúc này thường sẽ phải tháo bỏ miếng độn và sử dụng kháng sinh. Phẫu thuật lại có thể được cân nhắc sau khi khỏi nhiễm trùng, lý tưởng là sau 3-6 tháng.
- Hở vết thương, chậm liền sẹo: do các mũi khâu không được đảm bảo hoặc trên cơ địa bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bướu cổ...ảnh hưởng đến quá trình liền thương.
- Cằm không cân đối, bị lệch, vẹo: Miếng độn bị lệch vị trí do khoang chứa miếng độn được tạo không chính xác, quá rộng hoặc quá hẹp, không cân xứng...và miếng độn không được cố định tốt bên trong và bên ngoài trong quá trình liền sẹo. Thông thường, để đảm bảo cố định tốt, các bác sĩ có thể cố định miếng độn vào xương bằng vít, hoặc có thể sử dụng chỉ khâu tự tiêu để cố định miếng độn vào màng xương. Mục đích của việc này là giữ cho miếng độn ở đúng vị trí trong khi bao xơ hình thành xung quanh và sau vài tháng bao xơ này sẽ giữ chắc miếng độn vĩnh viễn.
- Dị cảm ở môi hoặc cằm: Ở 2 bên cằm có 2 dây thần kinh đi ra từ hàm dưới gọi là thần kinh cằm. Trong quá trình bóc tách tạo khoang và đưa miếng độn vào vùng cằm, nếu bác sĩ không làm chủ kỹ thuật có thể gây tổn thương các dây thần kinh này, dẫn đến hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở một hoặc cả hai bên môi và cằm. Có thể phải mất vài tuần đến vài tháng để các dây thần kinh này hồi phục, và cũng có những trường hợp hiếm gặp phải mất đến hơn một năm để hồi phục hoặc thậm chí tổn thương vĩnh viễn.
- Miếng độn có kích thước không phù hợp: quá to hoặc quá nhỏ. Cách xử trí là thay miếng độn mới hoặc tiêm thêm chất làm đầy, mỡ tự thân trong trường hợp miếng độn quá nhỏ.
- Sẹo xấu không mong muốn: có thể xảy ra với đường rạch bên dưới cằm, có thể xử lí bằng tiêm thước trong sẹo hoặc phẫu thuật sửa sẹo
Ngoài ra còn có một số biến chứng khác ít gặp hơn như:
- Tiêu xương
- Lộ miếng độn
- Co thắt bao xơ
- Cằm chảy xệ
Tác hại của việc độn cằm do đâu?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, độn cằm có rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, thực tế có không ít ca độn cằm không thành công, khiến nhiều chị em lo lắng về tác hại của phẫu thuật độn cằm.
Việc xảy ra các biến chứng, rủi ro sau độn cằm thường do các nguyên nhân sau đây:
1. Do tay nghề bác sĩ
- Khi can thiệp bất kỳ điều gì vào cơ thể, điều quan trọng hàng đầu là chúng ta phải tìm được một bác sĩ đủ chuyên môn, dày kinh nghiệm thực hiện.
- Nếu để cho bác sĩ kém tay nghề hoặc những người không phải bác sĩ thực hiện thì rủi ro xảy ra là rất cao. Chúng ta phải đối diện với nhiều biến chứng không đáng có, thậm chí là nguy hiểm.
2. Máy móc, dụng cụ không đảm bảo
Những dụng cụ như dao, kéo, kim chỉ khâu, bông băng,… nếu không được khử trùng sạch sẽ, vô trùng thì rất dễ gây ra nhiễm trùng, áp xe vùng mổ.
Điều kiện phòng ốc, ánh sáng cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc mổ. Các loại máy móc cầm máu tốt cũng giúp giảm thiểu nguy cơ chảy máu, tụ máu sau phẫu thuật.
3. Chất liệu tiêm, độn cằm kém chất lượng
Mục đích độn cằm là đưa chất liệu độn kích thước phù hợp vào vùng cằm và cố định nguyên ở đúng vị trí. Các chất liệu độn cằm phổ biến như các chất filler để tiêm cằm, các miếng độn dùng trong phẫu thuật độn cằm như silicone, gore-tex… Nếu chúng được nhập khẩu chui, không phải là hàng chính hãng, chế tác cẩu thả thì khi đưa vào cơ thể sẽ dẫn đến các biến chứng mà chính các bác sĩ cũng không thể lường trước được.
4. Chăm sóc hậu phẫu sai cách
Việc chăm sóc hậu phẫu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả độn cằm.
Vùng cằm có thể sẽ xảy ra biến chứng nếu khách hàng mắc phải những sai lầm sau:
- Vệ sinh vùng miệng không đúng cách, ăn uống thô bạo, nhai vật cứng ngay sau khi phẫu thuật độn cằm
- Đè nén, va chạm mạnh vào vùng cằm khi mới phẫu thuật làm lệch miếng độn.
- Để vết thương cằm tiếp xúc với bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn trong quá trình sinh hoạt.
Miếng độn silicone được gọt đẽo cho phù hợp trong phẫu thuật độn cằm.
Tiêu chí lựa chọn địa chỉ độn cằm uy tín?
Hầu hết, những trường hợp gặp biến chứng sau khi độn cằm đều được thực hiện tại những cơ sở kém chất lượng hoạt động chui, các spa. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả thẩm mỹ như ý, trước khi thực hiện độn cằm, bạn cần tìm hiểu một số vấn đề như sau:
- Lựa chọn bác sĩ có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản.
- Tìm hiểu địa chỉ thẩm mỹ uy tín đã được Sở Y tế hoặc Bộ y tế cấp giấy phép hoạt động thẩm mỹ.
- Tìm hiểu chất liệu độn chất lượng, chính hãng.
- Quy trình an toàn, kết quả thực tế từ khách hàng.
- Biết chăm sóc hậu phẫu đúng cách.
Trung tâm thẩm mỹ Bác sĩ Thuận là địa chỉ đang được đông đảo khách hàng lựa chọn vì đã được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động. Tất cả những dịch vụ thẩm mỹ từ khâu thăm khám, tư vấn đến khi thực hiện đều được thực hiện bởi TS BS Đỗ Đình Thuận với hơn 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật thẩm mỹ đảm nhận phụ trách. Nhờ đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện thẩm mỹ độn cằm tại đây.
Hy vọng những thông tin của bài viết đã cho bạn biết những tác hại của việc độn cằm là gì nếu được thực hiện không đúng cách.
Để được tư vấn miễn phí hay trải nghiệm các dịch vụ thẩm mỹ cao cấp bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0906 661 673 để được giải đáp nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 0906 661 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan