Tháo sụn mũi những điều cần lưu ý

Thứ sáu, 08/11/2024, 15:56 GMT+7
Quá trình tháo sụn mũi sau nâng mũi được thực hiện để loại bỏ hoặc điều chỉnh sụn mũi sau khi đã thực hiện quá trình nâng mũi. Thông thường, quá trình này được thực hiện khi có các vấn đề hoặc biến chứng xuất hiện sau phẫu thuật nâng mũi, và có thể bao gồm những tình trạng như sụn mũi bị méo lệch, viêm nhiễm, hoặc không đạt được kết quả thẩm mỹ mong muốn. Vậy trường hợp nào thì nên rút vật liệu, ảnh hưởng sau khi tháo sụn và cách chăm sóc như thế nào cùng tìm hiểu ngay nhé.

 

Tháo sụn mũi là gì?

Tháo sụn mũi cũ, còn gọi là phẫu thuật sửa mũi lại hoặc phẫu thuật mũi lần hai, là một kỹ thuật phẫu thuật chuyên sâu nhằm tháo gỡ, sửa chữa và hiệu chỉnh lại hình dáng mũi sau khi đã trải qua một ca phẫu thuật sửa mũi trước đó. Đây là một phẫu thuật phức tạp hơn so với phẫu thuật sửa mũi bình thường vì phải đối mặt với các vấn đề như:

  • Sụn mũi bị tổn thương hoặc thiếu hụt do phẫu thuật trước đó
  • Tình trạng sẹo và vết khâu tại vùng mũi
  • Khó khăn trong việc định hình lại hình dáng mũi do sự biến đổi cấu trúc mũi

 

Tháo sụn mũi khi nào nên thực hiện

Có nhiều người sau nâng mũi vì các nguyên nhân khác nhau phải tháo bỏ vật liệu cấy ghép. Thời gian tháo sụn sau nâng cũng tùy trường hợp, có người sau nâng mũi vài ngày nhưng cũng có người lại đến hàng chục năm.

Mũi bị lệch vẹo

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng lệch vẹo mà bác sĩ sẽ quyết định việc có rút sụn hay không.

Lệch sống mũi

Trường hợp sống mũi bị lệch nhẹ sau nâng mũi do kĩ thuật đặt sai hoặc va chạm sau nâng thì bác sĩ chỉ cần nắn hoặc phẫu thuật chỉnh lại sống mũi và nẹp cố định.

Nhưng nếu mũi bị lệch vẹo trong thời gian dài trên 6 tháng và có thể kèm theo các vấn đề khác như bóng đỏ, viêm nhiễm,… thì nên rút vật liệu.

thao-sun-mui-nhung-dieu-can-luu-y-1

Mũi lệch vẹo do kích thước sụn quá to gây lệch vách ngăn

Khoảng 90% người Việt Nam đều có vẹo vách ngăn sinh lý tùy mức độ nhẹ đến nặng. Nếu khi sống mũi to quá mức có thể chèn ép gây biến dạng vách ngăn và cao đồ vách ngăn, cũng như các cấu trúc sụn của vùng đầu mũi, cánh mũi.

Nhưng có rút sống thì cao đồ của vách ngăn hay các cấu trúc sụn đầu mũi, cánh mũi cũng không thể về bình thường.

Các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ rút sống và sau đó thực hiện tái cấu trúc khung sụn của mũi (mũi cấu trúc). Mục đích là để tái tạo lại cao đồ của vách ngăn, sụn đầu mũi, cánh mũi và tạo hình thêm vách ngăn cho thẳng. Ngoài ra đặt lại thanh sống nhỏ hơn cho phù hợp sinh lý và tính thẩm mỹ hài hoà của mũi trên gương mặt.

Lộ chất liệu do mỏng da mũi

Do sai kỹ thuật

Khi da mũi mỏng mà sử dụng phương pháp hoặc vật liệu nâng mũi kích thước không phù hợp khiến da phải giãn căng quá mức để bao bọc sụn. Tình trạng này kéo dài khiến da bị bào mỏng, gây lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi.

Trong trường hợp nặng và để thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng nặng gây hoại tử da. Khi đó, khách hàng cần thăm khám sớm để cân nhắc việc tháo sụn.

Do tuổi tác

Ngoài nguyên nhân do kỹ thuật, chuyên môn bác sĩ thì lộ chất liệu sống mũi còn  do quá trình lão hoá, tiến triển khiến tổ chức cấu tạo của da và mô dưới da bị thoái hoá, tiêu biến, teo mỏng,… Khi đó da và mô đệm dưới da bị mỏng đi dẫn tới lộ chất liệu tạo hình mũi.

Trong trường hợp này thì cũng không nhất thiết rút sống mũi. Phương án là bao phủ sống mũi bằng các vật liệu như mạc cân cơ thái dương, mạc cân cơ đùi, mạc cân cơ ngực lớn, megaderm, tutoplast, trung bì mỡ, cân cơ sau tai,…

Mũi bị viêm nhiễm, mưng mủ

Khi có dấu hiệu sưng, đau nhức gây khó chịu, chảy dịch sau 1 tuần không đỡ thì khách hàng cần liên hệ ngay với bác sĩ để được can thiệp kịp thời tránh biến chứng nặng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành tháo sụn, làm sạch khoang mũi. Đợi 3 – 6 tháng khi tình trạng mũi ổn định mới có thể phẫu thuật lại.

Dị ứng vật liệu nâng mũi

Đây là tình trạng xảy ra do cơ địa, bắt buộc bác sĩ phải chỉ định tháo sụn mũi ngay. Tỷ lệ dị ứng với sụn cấy ghép thường gặp nhiều ở vật liệu nhân tạo. Khi đặt sụn vào trong mũi, cơ thể hình thành phản ứng viêm để đào thải vật liệu.

Dấu hiệu dị ứng vật liệu nâng mũi thường gặp là sưng nề kéo dài, bóng đỏ, căng tức và chảy dịch viêm. Trong trường hợp này, khách hàng cần liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

 

Phẫu thuật tháo sụn mũi có đau không?

Một số khách hàng sau khi nâng mũi xong vì một lý do nào đó phải tháo sụn thì thường rất phân vân phẫu thuật này có đau và phức tạp hay không?

Thực tế để tháo sụn mũi bác sĩ sẽ thực hiện một tiểu phẫu nhỏ để lấy chất liệu ra và thường gây đau nhói nhẹ lúc tiêm thuốc tê hoặc mê. Mức độ phức tạp của phẫu thuật tháo sụn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Tình trạng mũi của khách hàng (có méo lệch hoặc nhiễm trùng,..).
  • Phương pháp nâng mũi trước đó khách hàng đã làm.
  • Vật liệu sử dụng.

 

Tháo sụn mũi có bị co rút không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng quan tâm sau khi thực hiện phẫu thuật tháo sụn. Tùy thuộc vào tình trạng mũi hiện tại, nguyên nhân và phương pháp nâng mũi trước đó mà bác sĩ sẽ tư vấn hợp lý.

thao-sun-mui-nhung-dieu-can-luu-y-2

Nếu khách hàng đã nâng mũi thường, mũi bọc sụn và không bị viêm nhiễm thì rút sụn ít có nguy cơ mũi co rút hoặc biến dạng đầu mũi. Tuy nhiên, nếu trước đó sử dụng các phương pháp can thiệp nhiều vào cấu trúc mũi thì dễ gặp phải tình trạng co rút sau nâng.

 

Những lưu ý sau đây bạn cần cân nhắc chý ý khi phẫu thuật tháo sụn mũi cũ?

Khi quyết định thực hiện phẫu thuật tháo sụn mũi cũ, bạn cần cân nhắc và chú ý đến những điều sau:

  • Chọn bác sĩ có kinh nghiệm: Chọn bác sĩ phẫu thuật dịch vụ tháo sụn mũi cũ giàu kinh nghiệm và uy tín để đảm bảo kết quả an toàn và hiệu quả.
  • Hiểu rõ về quy trình phẫu thuật: Trước khi quyết định, hãy hiểu rõ về quy trình phẫu thuật, rủi ro, chi phí và kỳ vọng sau phẫu thuật.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Luôn tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về chuẩn bị trước phẫu thuật, chăm sóc sau phẫu thuật và lịch trình tái khám.
  • Chăm sóc bản thân sau phẫu thuật: Hãy chăm sóc cơ thể, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đúng cách và tránh những hoạt động tại vì có thể ảnh hưởng đến quá trình mà bạn hồi phục.
 

Chăm sóc mũi sau khi tháo sụn mũi cũ?

Sau khi phẫu thuật tháo sụn mũi cũ, việc chăm sóc mũi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc mũi sau phẫu thuật:

thao-sun-mui-nhung-dieu-can-luu-y-3

  • Giữ vết thương sạch sẽ: Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách làm sạch vết thương và thay băng đúng cách.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước hàng ngày để giữ cho cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.
  • Nghỉ ngơi đúng cách: Hãy nghỉ ngơi đúng cách, tránh tập luyện quá mức và duy trì lịch trình nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh tiếp xúc với chất kích ứng: Tránh tiếp xúc với hóa chất, khói, bụi và các chất kích ứng khác có thể gây tổn thương cho mũi.

 

Tháo sụn mũi ở đâu? 

Phẫu thuật tháo sụn không quá khó nên có thể thực hiện ở các cơ sở thẩm mỹ hoặc bệnh viện chuyên khoa. Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin trên mạng, sau đó nhắn tin hoặc trao đổi trực tiếp với bác sĩ có chuyên môn tạo hình – chỉnh sửa mũi để được tư vấn tốt nhất. 

Thẩm mỹ Bác sĩ Thuận luôn dành thời gian để trò chuyện, tư vấn với mỗi khách hàng để lựa chọn phương pháp nâng mũi, sửa mũi phù hợp với tình trạng và thẩm mỹ khuôn mặt của từng người.

Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.

TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN

Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673

Website: thammybacsithuan.com

Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan

Gửi tư vấn 090 666 1673
DMCA.com Protection Status