Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật, hiện đang được sử dụng phổ biến thị trường với công dụng hỗ trợ làm đẹp tối ưu. Tuy nhiên, cũng như các phương pháp khác, tiêm filler vẫn có nhiều hạn chế và tác dụng phụ đó là tiêm filler bị sưng là một trạng thái thường gặp mà nhiều chị em trải qua sau khi thực hiện liệu pháp tiêm filler để làm đẹp. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng tình trạng sưng phù gây ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý tự tin của phái đẹp, gây khó khăn trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Muốn tìm hiểu được vấn đề này chúng ta cùng tham khảo tư vấn của bác sĩ dưới đây nhé. |
Tiêm filler là như thế nào?
Tiêm filler là hành động dùng một bơm kim tiêm cực nhỏ để đưa các chất làm đầy xuống dưới da. Đây là một trong những phương pháp thẩm mỹ nội khoa an toàn và được quan tâm nhất ở thời điểm hiện tại. Tiêm filler giúp chúng ta chỉnh sửa, cải thiện nhiều khuyết điểm trên gương mặt mà không cần sử dụng đến dao kéo, không gây tổn thương, không gây đau đớn.
Tiêm filler, phương pháp làm đẹp an toàn, thịnh hành, phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi đối tượng, mang lại nhiều mục đích làm đẹp khác nhau:
- Giúp loại bỏ đi những nếp nhăn trên gương mặt, từ đó giúp trẻ hóa toàn diện cho gương mặt.
- Tiêm filler giúp cằm thon gọn hơn, mũi thanh cao hơn, thái dương đầy đặn hơn, đặc biệt có thể tạo hình dáng môi, bạn có thể lựa chọn một dáng môi phù hợp nhất hoặc theo sở thích cá nhân.
Tùy theo nhu cầu, sở thích hay mục đích thẩm mỹ mà bác sĩ sẽ lựa chọn các dòng filler khác nhau để tiêm cho khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần tiêm filler đều đặn theo kỳ để lưu giữ hiệu quả làm đẹp.
Vì sao tiêm filler bị sưng?
Trước khi tìm hiểu rõ hơn tiêm filler bao lâu thì hết sưng, bạn cũng nên biết được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, tránh hoang mang, lo lắng không biết vì sao da bị sưng.
Tiêm filler vào da để làm đẹp là xu hướng xuất hiện từ rất lâu trước đây và sau nhiều lần cải tiến, đến nay, filler không chỉ là cách xóa nếp nhăn, trẻ hóa da nữa mà còn được dùng để thực hiện những kĩ thuật thẩm mỹ gương mặt chuyên sâu như nâng mũi, độn cằm, điều chỉnh dáng gương mặt, cải thiện thái dương hóp, gò má cao,...
Filler là một loại chất làm đầy sinh học được tiêm xuống dưới da để khắc phục vùng da bị lõm, hóp. Thành phần chính trong filler chủ yếu là hyaluronic acid, có tác dụng ngậm nước và làm đầy nhanh chóng, hiệu quả. Từ khi làm đẹp bằng filler, không cần dao kéo, không gây đau đớn ra đời, nhiều kĩ thuật thẩm mỹ có bước tiến mới hơn.
Cấu tạo của filler là dạng acid hyaluronic acid, khá giống với chất dịch trong cơ thể nên ít gây kích ứng, cơ thể dễ thích nghi, hạn chế được tình trạng biến chứng xấu sau khi tiêm. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người mà tốc độ thích nghi, hồi phục sau tiêm khác nhau. Trong quá trình thích nghi với chất lạ (filler), cơ thể sẽ có phản ứng sưng tấy, đây là điều bình thường, tùy theo thể trạng mỗi người nên tiêm filler bao lâu thì hết sưng cũng khá khó dự đoán.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêm filler bị sưng tấy
Tất cả các loại filler trên thị trường đều có khả năng bị sưng bầm. Ở các loại chất làm đầy kém chất lượng hoặc người thực hiện thao tác sai, tỉ lệ này còn cao hơn. Các nguyên nhân làm cho filler bị sưng bầm như:
1. Filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng
Filler kém chất lượng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng filler bị vón cục. Tình trạng này càng xuất hiện nhiều ở các loại filler vĩnh viễn dạng silicon lỏng.
Filler bị vón cục có thể xuất hiện ngay sau tiêm hoặc sau vài ngày, vài tháng, thậm chí vài năm sau tiêm. Hiện tượng này dễ dàng quan sát bằng mắt thường hoặc dùng tay để cảm nhận. Ở các trường hợp nặng, cục u lớn còn gây biến dạng mặt.
Khi bị vón cục, có thể cần tiêm tan filler và một vài trường hợp cũng không thể tiêm tan filler mà bắt buộc thực hiện thủ thuật nạo vét. Hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để xác định thành phần của filler và có hướng xử lý an toàn nhất.
2. Bị tiêm filler quá liều lượng
Nhiều người lầm tưởng tiêm filler càng nhiều sẽ càng đẹp nên tự ý mua filler về tiêm tại nhà. Tuy nhiên, mỗi vùng cơ thể cần một lượng filler nhất định. Việc tiêm filler với liều lượng không hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sau tiêm và cả sức khỏe của người sử dụng.
Thường xuyên lạm dụng tiêm filler làm tăng khả năng filler bị vón cục và đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Việc định hình filler cũng trở nên khó khăn hơn, mặt biến dạng, dễ bị lệch và méo.
3. Tiêm sai kỹ thuật, sai vị trí
Sự hiện diện của nốt cục sau tiêm filler có thể do kỹ thuật tiêm, khi đặt lượng thuốc không phù hợp do vị trí nông quá hoặc lựa chọn loại filler không phù hợp ở những vùng động của khuôn mặt. Những nốt cục này có thể xuất hiện ngay sau khi tiêm hoặc sau vài tuần.
Việc tiêm filler không đúng cách thường do người thực hiện có tay nghề kém. Do đó, bạn phải lựa chọn các bác sĩ Chuyên khoa có chuyên môn để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất.
4. Nhiễm trùng sau tiêm filler
Tình trạng nhiễm trùng sau tiêm cũng làm cho sưng tấy. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do dụng cụ tiêm không được vô trùng, tiêm filler không đúng quy trình và chăm sóc sức khỏe sau tiêm không hợp lý.
Nhiễm trùng da có khả năng gây loét, hoại tử cao, từ đó tăng nguy cơ sẹo nên cần được thực hiện kỹ lưỡng. Tóm lại, nếu các tổn thương da lâu lành, da phù nề nhiều, sưng đỏ và đau nhức, hãy đến các bệnh viện y tế uy tín để được xử lý nhanh chóng nhất.
Tiêm filler bao lâu thì hết sưng?
Giải đáp thắc mắc tiêm filler bao lâu hết sưng, các chuyên gia cho hay, vấn đề sưng sau khi tiêm filler là điều bình thường, hầu hết mọi người đều có phản ứng này. Còn về việc tiêm filler bao lâu thì hết sưng, bác sĩ cũng cho biết điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Thông thường, vùng da tiêm filler sẽ sưng trong 3 - 4 và có dấu hiệu giảm dần về những ngày sau đó. Nhưng với những trường hợp đặc biệt hoặc cơ địa lâu lành, thời gian bị sưng có thể kéo dài thêm một vài ngày.
Khả năng thích ứng, cơ địa mỗi người có ảnh hưởng lớn đến việc tiêm filler bao lâu thì hết sưng. Với người có cơ địa ổn định bình thường, không gặp nhiều vấn đề về bệnh lý thì sau 3 - 4 ngày, vùng tiêm filler sẽ giảm sưng tự nhiên, filler vào dáng ổn định và đẹp hơn. Ngược lại, người có cơ địa “dữ”, dễ kích ứng sẽ mất nhiều thời gian hơn để filler ổn định và hết sưng.
Ngoài yếu tố ảnh hưởng chính là cơ địa thì tay nghề bác sĩ cũng đóng vai trò quan trọng. Kỹ thuật tiêm filler được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm thực hiện rất nhẹ nhàng, sưng tấy sau tiêm cũng không quá nặng và chỉ khoảng 2 - 3 ngày sẽ giảm rõ rệt.
Tóm lại, để biết rõ hơn tiêm filler bao lâu thì hết sưng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thực hiện thăm khám và tiêm filler cho mình. Bên cạnh đó, áp dụng một số cách giảm sưng tại nhà sau khi tiêm filler cũng là phương án đẩy nhanh tốc độ phục hồi, giảm sưng.
Cách khắc phục sau khi tiêm filler bị sưng
Nếu phát hiện thấy dấu hiệu biến chứng sau khi tiêm Filler, bạn nên tìm đến cơ sở thẩm mỹ uy tín càng sớm càng tốt, để được bác sĩ chuyên môn chuẩn đoán và chỉ định cách khắc phục phù hợp. Với trường hợp tiêm Filler bị sưng, tại trung tâm thẩm mỹ bác sĩ sẽ khắc phục cụ thể như sau:
Đối với 1 số ít trường hợp tiêm Filler bị thâm tím có thể là do cơ địa của người dùng. Bác sĩ sẽ thực hiện massage nhẹ tại vùng sưng chỉ khoảng 1 – 2 tiếng là đỡ. Thông thường, khi thực hiện tiêm Filler tại địa chỉ thẩm mỹ an toàn thì chỉ có hiện tượng hơi sưng trong vài giờ đồng hồ đến 1-2 ngày nên đây là trường hợp nhẹ có thể giải quyết nhanh chóng.
Còn với những tình trạng tiêm Filler bị sưng phù nề, bác sĩ sẽ tổng thể và tiến hành điều trị nội khoa (tiêm giải, điều trị kháng sinh, chống viêm…) hoặc phải tiến hành phẫu thuật nạo bỏ vùng tổn thương, nếu vết sưng nặng quá bác sĩ cũng có thể phải phối hợp cả 2 phương pháp trên.
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan