Tiêm filler là phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay, giúp khắc phục nếp nhăn, làm đầy khuyết điểm, căng bóng da và thon gọn gương mặt. Sau tiêm filler nhiều người gặp kết quả không như ý, do một phần từ việc ăn uống không kiêng cữ. Vậy tiêm filler môi cần kiêng những gì? Nên ăn gì để mau lành? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. |
Tiêm filler môi là gì?
Tiêm filler môi là kỹ thuật làm đẹp đưa hoạt chất làm đầy có thành phần Acid Hyaluronic vào bên trong đôi môi. Sau khi thực hiện tiêm filler, bạn sẽ sở hữu đôi môi căng bóng, cân đối và rất tự nhiên, không lộ dấu vết đã can thiệp thẩm mỹ.
Trước khi tiêm filler môi, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ vùng môi và tính toán lượng filler phù hợp để dáng môi tự nhiên nhất. Toàn bộ quy trình tiến hành cần đảm bảo yếu tố vô trùng, filler phân bố đều. Phương pháp được đánh giá cao về độ hiệu quả, khả năng tương thích với cơ thể nhanh chóng và hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Tiêm filler môi có tác dụng gì?
Theo thời gian, thể tích ở môi có thể giảm, đó là kết quả của:
- Di truyền.
- Hút thuốc.
- Tác hại của ánh nắng mặt trời.
Không phải ngẫu nhiên mà tiêm filler môi lại được nhiều chị em lựa chọn, phương pháp này có những công dụng như:
- Điều chỉnh những khuyết điểm: môi mỏng, không rõ viền, môi không cân đối.
- Sở hữu dáng môi yêu thích.
- Giúp đôi môi đầy đặn, bờ môi căng mọng quyến rũ.
- Giúp môi duy trì độ đầy đặn bằng cách kích thích sản sinh collagen.
Sau tiêm filler kiêng gì cho mau lành?
Để giảm thiểu các biến chứng sau tiêm filler và hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh, cần kiêng các hoạt động và thực phẩm sau đây:
1. Xông hơi, massage
Sau khi tiêm filler, hạn chế xông hơi, massage vùng vừa làm đẹp. Do chất làm đầy sẽ tan nhanh khi gặp nhiệt độ cao. Ngoài ra, cần tránh ánh nắng trực tiếp, nếu ra ngoài hãy đeo khẩu trang, mũ rộng vành để bảo vệ vùng da vừa tiêm.
2. Chạm, tác động vùng tiêm
Cần hạn chế các thao tác sờ, nắn, xoa bóp vùng điều trị để tránh ảnh hưởng hoặc biến dạng vùng tiêm chất làm đầy. Nếu tiêm filler mũi nên tránh các công việc nặng và không massage mũi trong vòng 10 ngày đầu.
3. Vận động mạnh
Chuyển động mạnh khi vừa tiêm filler có thể di chuyển chất làm đầy sang khu vực khác. Đặc biệt, khi tiêm chất làm đầy ở mũi và mặt, không cúi người xuống hoặc vận động mạnh khiến chất làm đầy tràn ra ngoài, mất cân đối. Nếu tiêm filler vào vùng má hoặc cằm, tránh nằm úp, nằm nghiêng hoặc dùng dụng cụ đỡ cằm, chống cằm vào các vật khác.
4. Trang điểm
Nếu tiêm filler trên mặt cần hạn chế trang điểm và tránh chạm vào vết tiêm 1 – 2 ngày. Việc chạm tay hoặc cọ và để lớp trang điểm dính vào vùng tiêm chất làm đầy có thể bị lệch hoặc nhiễm trùng.
Ngoài ra, cần tránh sử dụng mỹ phẩm chứa AHA, Retinol, Vitamin C sau khi tiêm filler. Do các chất này sẽ đẩy nhanh quá trình lành sẹo nhưng vùng da sau tiêm cần thời gian để tích hợp chất làm đầy vào da.
5. Biểu cảm kích động mạnh
Các biểu cảm quá đà khi cười, khóc hoặc tức giận sẽ khiến các vùng cơ mặt hoạt động mạnh. Do đó, khi tiêm filler các vùng trên gương mặt cần tránh bộc lộ cảm xúc quá đà khoảng 3 – 4 ngày để tránh lớp dịch di chuyển chuyển.
6. Các loại rượu bia, chất kích thích
Sử dụng rượu bia, chất kích thích sau tiêm filler có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả thẩm mỹ. Ngoài ra, uống rượu trước khi tiêm chất làm đầy có thể làm loãng máu, khiến da dễ bị bầm tím. Do đó, cần kiêng cữ rượu bia, chất kích thích trước và sau tiêm filler để giảm thiểu biến chứng và giúp vết thương phục hồi nhanh chóng.
Sau khi tiêm filler môi bạn cần làm gì?
- Sau khi tiêm filler môi, sử dụng một túi nước đá để chườm nhẹ lên môi trên môi của bạn sẽ giúp giảm đau, sưng.
- Nếu thấy hiện tượng căng tức, sưng tấy môi chỉ nên massage nhẹ nhàng. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất.
- Sử dụng thêm Arnica và Bromelain là chất bổ sung tự nhiên để giảm vết thâm.
- Uống thuốc acetaminophen để giảm đau khi cần thiết, nhưng cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ về liều lượng sử dụng, cách dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Nếu bạn thấy bất kỳ vấn đề nào khác thường như: bầm tím, tích tụ máu đông, môi đau nhức dữ dội… hãy thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời điều trị.
Lưu ý cần nhớ khi tiêm filler môi
Để sở hữu đôi môi căng mọng, quyến rũ, bạn hãy lưu lại ngay một số chú ý quan trọng như chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chọn loại filler đảm bảo chất lượng, chăm sóc sau khi tiêm filler đúng hướng dẫn.
Thực hiện tiêm filler môi tại những cơ sở chất lượng
Cho dù tiêm filler môi là thủ thuật đơn giản, độ an toàn cao nhưng bạn cần lưu ý chỉ thực hiện làm đẹp tại những cơ sở thẩm mỹ đảm bảo chất lượng, uy tín. Một số tiêu chí để bạn tìm kiếm được thẩm mỹ viện chuyên nghiệp, đạt chuẩn y khoa như:
- Thẩm mỹ viện phải có đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ, đặc biệt là tiêm filler môi.
- Toàn bộ quy trình thực hiện tiêm filler tuân thủ yếu tố vô trùng.
- Sử dụng loại filler chất lượng, đã được cơ quan y tế kiểm định.
- Các dụng cụ hỗ trợ tiêm filler được sát khuẩn đúng cách.
- Có chế độ bảo hành và cam kết thẩm mỹ an toàn.
Chỉ tiêm loại filler đảm bảo chất lượng
Khi lựa chọn filler tiêm môi, bạn cần tham khảo kỹ thông tin chi tiết của sản phẩm. Filler phải còn nguyên nhãn mác, bao bì bên ngoài nguyên vẹn, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi đúng chuẩn
Bên cạnh việc tìm hiểu tiêm filler môi kiêng gì thì chị em cũng không nên bỏ qua cách chăm sóc đúng chuẩn theo y khoa. Một số hướng dẫn chăm sóc của các bác sĩ để giúp môi nhanh chóng hồi phục:
- Vệ sinh môi: Dùng nước ấm kết hợp với nước muối sinh lý để làm sạch vùng môi nhẹ nhàng. Sau đó, lau nhẹ bằng khăn mềm sạch.
- Tránh chà xát mạnh: Tránh sử dụng bàn chải hay sản phẩm cọ môi trong thời gian đầu sau tiêm filler để không gây tổn thương hoặc di chuyển filler.
- Chế độ ăn uống: Trong vài ngày đầu sau tiêm, hãy tránh ăn thực phẩm cứng hoặc quá nóng, vì điều này có thể gây căng thẳng lên khu vực vùng môi và ảnh hưởng đến kết quả filler.
- Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động căng thẳng: Cố gắng tránh các hoạt động căng thẳng hoặc vận động mạnh trong vài ngày sau khi tiêm filler môi. Những hoạt động này có thể tác động lên khu vực vùng môi và giảm hiệu quả filler.
- Không chạm vào vùng tiêm filler: Tránh chạm vào vùng đã tiêm filler môi trong khoảng thời gian đầu sau khi tiêm để tránh nhiễm khuẩn vết tiêm.
- Theo dõi biểu hiện không bình thường: Nếu có bất kỳ dấu hiệu sưng đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy hoặc bất kỳ biểu hiện nào không bình thường, hãy liên hệ với chuyên gia y tế ngay lập tức.
Hy vọng qua bài viết trên mỗi người sẽ biết sau Tiêm filler môi kiêng gì để nhanh hồi phục, nên tránh những hoạt động và thực phẩm nào, để hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng. Quan trọng, khi lựa chọn phương pháp filler để làm đẹp mỗi người nên đến bệnh viện, phòng khám thẩm mỹ uy tín được cấp phép nơi có bác sĩ chuyên môn cao, chất làm đầy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để giảm thiểu các biến chứng.
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan