Bệnh u máu là tình trạng phát sinh một khối dạng u do sự tăng sinh quá mức của mạch máu gây nên. Bệnh u máu có thực sự nguy hiểm không? Đây là câu hỏi được rất nhiều các ông bố, bà mẹ quan tâm tìm hiểu. Họ rất lo lắng khi phát hiện con mình bị bệnh u máu và không biết phải xử trí như thế nào với căn bệnh này. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé. |
Bệnh u máu là tình trạng phát sinh một khối dạng u do sự tăng sinh quá mức của mạch máu gây nên. Khối u có đặc điểm như một khối u thông thường nhưng chúng có thêm một đặc điểm đặc trưng là chứa đầy mạch máu và máu. Khác với các khối u phần mềm khác, thường to lên và phát triển theo thời gian, u máu thì đa phần lành tính và tự khỏi.
Bản chất của khối u là sự tăng sinh của mạch máu, chính xác là sự tăng sinh của các tế bào nội môi gây nên. Vì là khối u máu nên nếu như khối u máu vỡ đương nhiên mạch máu sẽ bị tổn thương và máu chảy ra.
Phân biệt các loại u máu
U mạch máu
U mạch máu là những tổn thương tăng sinh các tế bào nội mô, thường xuất hiện trong những tuần đầu sau khi sinh, phát triển nhanh chóng trong những tháng đầu, sau đó dừng phát triển và tự biến mất sau nhiều năm. Nhóm u mạch máu bao gồm cả các khối u khác hiếm gặp hơn như u hạt sinh mủ, u mạch dạng búi, u mạch nội mô dạng kaposi… (pyogenic granuloma, tufted angioma,kaposiformhemangioendothelioma, congenital hemangioma…).Thuật ngữ u mạch máu trẻ em (infantile hemangioma hoặc hemangioma of infancy) đã được đề nghị cho các u mạch máu thông thường ở trẻ em để phân biệt với các khối u mạch máu khác.
Dị dạng mạch máu
Dị dạng mạch máu là sự phát triển bất bình thường cấu trúc hình thể của mạch máu trong quá trình phát triển phôi thai (giãn rộng, thành mỏng, có hoặc không các shunt…), xuất hiện từ lúc sinh, lớn lên tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của trẻ, có thể nặng hơn nhưng không có sự tăng sinh bất thường tế bào nội mô và không bao giờ tự thoái lui.
Các dị dạng mạch máu bao gồm dị dạng mao mạch, dị dạng tĩnh mạch, dị dạng bạch mạch, dị dạng động mạch, và các thể phối hợp như dị dạng tĩnh mạch-bạch mạch, mao mạch-tĩnh mạch…. Các dị dạng mạch máu còn được phân chia thành nhóm dị dạng mạch máu dòng chảy chậm (slow-flow): CM, VM, LM và các dị dạng mạch máu dòng chảy nhanh (fast-flow): AM, AVM, AVF.
Không giống các phân loại trước đây, phân loại mới này là hệ thống phân loại thực hành, có thể áp dụng dễ dàng trong chẩn đoán và giúp định hướng cho sự điều trị. Một khi chẩn đoán được xác định, bác sĩ có thể đánh giá được tiến triển tự nhiên của tổn thương và vì vậy thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch điều trị. Phân loại mới của ISSVA hiện nay đã trở thành hệ thống phân loại các "u máu", "bướu máu" hay bất thường mạch máu được chấp nhận rộng rãi nhất trong y văn.
Nguyên nhân bệnh U máu
Sự hình thành các khối u máu là do nhiều mạch máu tập trung lại một khu vực nhất định đan xen với nhau tạo thành một đám lớn. Nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này chưa được hiểu rõ, tuy nhiên dựa vào các đặc điểm chung của những bệnh nhân từng bị u máu thì các bác sĩ đã chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố có thể tác động làm tăng nguy cơ u máu.
- Người mẹ bị tăng huyết áp trong quá trình mang thai
- Mẹ bầu bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn khi mang thai
- Mẹ bầu mang đa thai hoặc mang thai khi tuổi đã ngoài 40
- Trẻ sinh non, nhẹ cân, da trắng,...
- Yếu tố di truyền: Bố hoặc mẹ u máu đã thoái triển nhưng em bé sinh ra lại có tiến triển u máu nặng hơn.
- Rối loạn hormone, rối loạn miễn dịch.
- Tác động của các loại hóa chất động hại tới mẹ bầu hoặc trẻ em mới sinh.
- Trẻ sinh ra có bất thường về mạch máu bẩm sinh.
Bệnh u máu có nguy hiểm không ?
Tác động tiêu cực của bệnh u máu đến con người còn đang được nghiên cứu kỹ lưỡng. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, nhưng u máu cũng gây nên những vấn đề nhất định đối với sức khỏe.
Đôi khi, một khối u máu (hemangioma) có thể bị phá vỡ và phát triển một vết loét. Điều này có thể dẫn đến đau, chảy máu, sẹo hoặc nhiễm trùng. Tùy thuộc vào vị trí của u máu, nó có thể cản trở tầm nhìn, hơi thở, thính giác hoặc nguy hiểm đến tính mạng – nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra.
U máu có thể tăng sinh và phát triển không ngừng. Ở trẻ nhỏ, nếu tốc độ tăng sinh của khối u nhanh hơn so với sự phát triển của trẻ sơ sinh, thì các vấn đề về chức năng và thẩm mỹ như loét, tắc mũi, vấn đề về thị lực và tắc nghẽn đường thở rõ ràng sẽ xuất hiện.
Với người trưởng thành, một số vị trí đặc biệt như vùng mí mắt, hốc mắt, mang tai gây biến chứng chèn ép thần kinh thị giác, mặt bị biến dạng. Nguy hiểm hơn có thể gây chảy máu ồ ạt nếu có sang chấn vùng u.
Mặc dù u máu là lành tính, chúng cũng gây nên vấn đề mất thẩm mỹ rất nghiêm trọng, khiến người bệnh khó hòa đồng với xã hội, thậm chí là tự kỷ hay trầm cảm.
Các biện pháp chuẩn đoán bệnh U máu
Thông thường, nếu u máu nằm ở vị trí không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì có thể bỏ qua các bước xét nghiệm chuyên sâu mà chỉ cần thăm khám lâm sàng là đủ. Trường hợp nghi ngờ về mức độ nguy hiểm của khối u máu thì các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu với mục đích kiểm tra tình trạng thâm nhiễm và biệt hóa của khối u máu: Xác định các yếu tố tăng trưởng beta nguyên bào sợi trong nước tiểu và xác định các yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) trong nước tiểu và máu.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm nhằm mục đích: Xác định vị trí u máu trong các cơ quan bên trong cơ thể; Phân biệt các khối u máu với các dạng tổn thương khác như hạch bạch huyết, u nang bạch huyết; Phân biệt khối u máu với các bất thường khác liên quan tới hệ thống mạch máu như tình trạng dị dạng mạch.
Điều trị U máu như thế nào?
Như trên đã nói, u máu đa phần lành tính và không cần điều trị đặc biệt, tự khắc chúng sẽ teo và biến mất. Nhưng cũng có những u máu không nhỏ đi mà tồn tại như một khối u thực sự. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Điều trị lúc này thực sự hữu ích.
Trong giai đoạn đầu, u máu sẽ nhỏ lại một cách đáng kể với các thuốc điều trị. Các thuốc có thể áp dụng là corticoid (có dạng uống, dạng bôi và dạng tiêm trực tiếp vào khối u), hóa chất chống ung thư, thuốc chẹn beta.
Khi việc dùng thuốc không có kết quả hoặc không thuyên giảm như kỳ vọng thì phẫu thuật được xem là một biện pháp triệt để. Có hai phương pháp cơ bản là phẫu thuật bằng lase và cắt bỏ. Áp dụng theo phương pháp nào là tùy vào chiến lược điều trị của từng người và tùy vào vị trí xuất hiện khối u máu. Thường thì lase ưu tiên sử dụng ở những trường hợp u máu ở nông, bề mặt và những vị trí thẩm mỹ nhạy cảm như mắt, môi, mũi, tai, mặt. Nói chung, các can thiệp trong những trường hợp này thường không quá phức tạp. Rất ít khi u máu nội tạng phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan