Trong quá trình cuộc sống hàng ngày, nếu không cẩn thận thì khó có thể tránh khỏi các vết thương để lại sẹo xấu, sẹo lồi,… Hiện nay có rất nhiều cách xóa sẹo thẩm mỹ nhanh chóng và hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến những lưu ý quan trọng dưới đây để tối ưu hiệu quả trị sẹo tối ưu.
|
Sẹo là gì?
Sẹo hình thành như là cách tự nhiên để cơ thể chữa lành sau khi mô bị mất đi, bị vết cắt hoặc bị tổn thương. Khi đó, da tự phục hồi bằng cách phát triển mô mới để kéo vết thương lại với nhau, lấp đầy những khoảng trống do vết thương tạo thành.
Bên cạnh đó, sẹo có thể gây đau và ngứa, hình dáng của sẹo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, loại da, vị trí, loại vết thương, tuổi tác,… Không phải tất cả vết sẹo đều cần điều trị vì có nhiều loại sẹo sẽ mờ dần theo thời gian.
Quá trình hình thành sẹo như thế nào?
Quá trình lành thương gồm 4 giai đoạn chính:
1. Giai đoạn cầm máu
Giai đoạn này chỉ diễn ra vài giây hoặc vài phút sau khi bạn bị thương. Cầm máu là giai đoạn co mạch, tạo nút tiểu cầu và hình thành cục máu đông để tránh chảy máu quá mức.
2. Giai đoạn viêm
Đến giai đoạn này, các bạch cầu di chuyển đến vị trí vết thương và loại bỏ các mảnh vỡ tế bào, vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
Giai đoạn sưng viêm tạo ra phản ứng có lợi, giúp kiểm soát tình trạng chảy máu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả.
Cần lưu ý, nếu giai đoạn này kéo dài hoặc phát triển quá mức, phản ứng này gây phù nề, sưng, đau khiến nhiều người khó chịu. Bên cạnh đó, giai đoạn phản ứng viêm kéo dài còn tác động vào quá trình lành vết thương và cơ chế hình thành sẹo làm vết thương lành lâu hơn, có nguy cơ gây ra sẹo xấu.
3. Giai đoạn tăng sinh
Nguyên bào sợi sẽ tăng sinh tại vết thương nhằm sản xuất collagen giúp kéo miệng vết thương liền lại. Tùy vào cơ địa mỗi người, quá trình sản xuất collagen diễn ra với mức độ khác nhau. Nếu collagen sản xuất không đủ sẽ gây sẹo lõm, nhưng nếu sản xuất collagen quá mức sẽ dẫn đến việc hình thành sẹo phì đại, sẹo lồi.
Ngoài ra, các mạch máu nhỏ và mao mạch cũng được hình thành để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng giúp quá trình lành vết thương nhanh hơn. Ngược lại, khi không cung cấp đủ máu, vết thương chậm lành hoặc có thể không lành.
4. Giai đoạn tái tạo
Khi vết thương bước sang giai đoạn này, bề mặt đã liền da và khép miệng lại. Tuy vậy, việc tích tụ mô xơ gây sẹo vẫn còn diễn ra và có thể kéo dài đến 2 năm.
Phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo và những điều cần biết
Phẫu thuật xóa sẹo là phương pháp dùng để chỉnh sửa các vết sẹo trên da làm giảm thiểu biến dạng của các vùng da bị tổn thương, giúp vết sẹo này tệp vào màu da bình thường hơn. Phương pháp phẫu thuật xóa sẹo thường bao gồm điều trị tại chỗ đơn giản, can thiệp thủ tục xâm lấn tối thiểu, phẫu thuật với các kỹ thuật tiên tiến trong khâu đóng vết thương.
Phẫu thuật xóa sẹo phù hợp với bất kỳ ai. Chỉ cần bạn không có mụn trứng cá hay các vấn đề da liễu khác thì có thể can thiệp. Đặc biệt với những ai đang bị sẹo lâu năm như sẹo lồi, vết sẹo gây biến dạng các vùng cơ, da xung quanh gây cản trở cử động bình thường thì cần can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Quy trình phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo gồm 2 bước chính như sau:
- Chuẩn bị: Trước khi phẫu thuật xóa sẹo, bạn nên xét nghiệm để đánh giá sức khoẻ tổng thể. Ngoài ra bạn cần kiêng cữ như cai thuốc lá, tránh dùng aspirin, thuốc làm loãng máu. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn quá trình phẫu thuật để người bệnh an tâm hơn khi thực hiện.
- Phẫu thuật: Bác sĩ tiến hành gây mê hoặc gây tê để người phẫu thuật xóa sẹo thoải mái và an tâm hơn. Tùy vào vị trí, kích thước hay các loại sẹo để bác sĩ chọn kỹ thuật thuật thẩm mỹ cho phù hợp. Một số phương pháp điều trị tại chỗ như gel, băng ép, dán silicon bên ngoài giúp đóng và chữa lành các tổn thương, giảm tình trạng sản xuất sắc tố không đều trên màu da. Bác sĩ có thể cân nhắc tiêm chất làm đầy để điều trị cho sẹo lõm. Ngoài ra việc tiêm corticosteroids còn giúp giảm sự hình thành collagen làm thay đổi kết cấu và hình dạng của sẹo lồi. Bên cạnh những phương pháp điều trị tại chỗ, một vài kỹ thuật phẫu thuật xóa sẹo thường dùng phải kể đến: Kỹ thuật mài mòn da, liệu pháp laser, peel da hoá học. Với các sẹo nặng hay các sẹo lâu năm, bác sĩ cần cắt bỏ sẹo này và khâu vết thương thẩm mỹ.
Những lưu ý khi chăm sóc da sau phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo
Tuỳ vào cơ địa của mỗi người và tùy vào tính chất của cuộc phẫu thuật mà quá trình phục hồi sau phẫu thuật xóa sẹo là khác nhau. Bạn sẽ được bác sĩ khuyến khích dùng thuốc giảm đau hoặc chườm lạnh. Ngoài ra sau phẫu thuật cần tránh các hoạt động gây căng thẳng tinh thần hay tác động mạnh đến vị trí vừa được phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, quá trình chữa lành có thể mất đến vài tuần, vết sẹo do phẫu thuật sẽ lành lại và tái tạo từ từ như da bình thường. Trong sinh hoạt hằng ngày, nên bôi kem chống nắng thường xuyên để đảm bảo vết sẹo không bị rám nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt phải tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời điều trị nếu có dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra việc cấp ẩm cho vùng da phẫu thuật sẹo rất cần thiết. Hãy chọn loại kem dưỡng có hoạt tính nhẹ nhàng để làm giảm đi các cơn khó chịu. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại kem nào để tránh gây phản ứng phụ.
Biện pháp ngăn ngừa sẹo hình thành
- Khám và điều trị với Bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da: Nếu nghi ngờ vết thương để lại sẹo, bạn nên đi khám. 1 số vết thương cần phải khâu hoặc băng lại để giúp da nhanh lành hơn, điều này có thể giảm thiểu hình thành sẹo xấu. Ngoài ra, tùy vào vị trí và loại vết thương, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Làm sạch vết thương: Sau khi bị thương, bạn nên vệ sinh vết thương, làm sạch bụi bẩn, máu khô rồi sát khuẩn và băng vết thương lại không cho vi khuẩn xâm nhập giúp ngăn ngừa sẹo xấu.
- Tránh ánh nắng mặt trời: Bảo vệ vết sẹo bằng cách che lại hoặc sử dụng kem chống nắng giúp ngăn ngừa sẹo bị tăng sắc tố.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng: Nếu cơ thể không đủ vitamin D hoặc C có thể ảnh hưởng đến vết sẹo. Bạn cần bổ sung đủ lượng vitamin và protein trong chế độ ăn uống giúp da tái tạo nhanh hơn.
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan