Một chiếc mũi đẹp hoàn hỏa không chỉ là dáng mũi cao đạt chuẩn mà đầu mũi với cánh mũi phải thon gọn phù hợp với tổng thể chiếc mũi. Có rất nhiều trường hợp khách hàng gặp phải tình trạng sóng mũi cao. Tuy nhiên, cánh mũi kém thon gọn làm cho tổng thể đường nét khuôn mặt của bạn trở nên không được thu hút. Để cải thiện được điều đó, các phái đẹp đã sử dụng phương pháp thẩm mỹ thu gọn cánh mũi. Tuy nhiên, biến chứng thu gọn cánh mũi có thể xảy ra nếu quá trình thực hiện không được đảm bảo an toàn và uy tín. Vậy, làm thế nào để nhận biết chính xác các biến chứng của phương pháp thẩm mỹ này? Cách khắc phục hiệu quả ra sao? |
Thu gọn cánh mũi là gì?
Thu gọn cánh mũi là một tiểu phẫu đơn giản, không tốn nhiều thời gian thực hiện. Nó mang đến cho chị em một đầu mũi thon gọn, lỗ mũi hình hạt chanh chuẩn phong thủy. Chỉ bằng những kĩ thuật thực hiện đơn giản, bác sĩ loại bỏ phần mô mềm thừa gây to bè cánh mũi. Sau đó, cuộn cánh mũi để thu nhỏ và khâu lại tỉ mỉ bằng chỉ thẩm mỹ. Đường khâu được giấu nào nếp gấp cánh mũi. Chính vì thế, không để lại bất kì dấu vết thẩm mỹ nào.
Sau khi thực hiện thu gọn cánh mũi, các chị em có thể ra về ngay trong ngày. Sinh hoạt bình thường mà không cần ở lại viện để theo dõi hay nghỉ dưỡng. Chính vì vậy, phương pháp này được nhiều chị em lựa chọn. Một giải pháp tốt để cải thiện dáng mũi to bè của mình. Vì thế, rất nhiều cơ sở thẩm mỹ cung cấp dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu cao ấy. Tuy nhiên, ít ai biết chất lượng và độ an toàn ở các cơ sở ấy ra sao. Có rất nhiều nơi vì ham lợi mà gây mất an toàn cho khách hàng. Khá nhiều vụ việc gây ra những biến chứng đáng tiếc.
Tại sao phải thu gọn đầu mũi?
Đầu mũi là phần chóp, đỉnh của mũi góp phần tạo nên sự hoàn hảo cho vị trí trung tâm khuôn mặt. Phương pháp thu gọn đầu mũi nhằm khắc phục các khuyết điểm thô, to, bè và không cân đối hoặc bị hếch. Với mục đích giúp các đường nét trở nên nhẹ nhàng, mềm mại, ưa nhìn hơn. Bên cạnh đó, còn phục vụ cho nhóm các đối tượng tin vào phong thuỷ, tướng số.
Liệu pháp chỉ tác động đến phần đầu của mũi nên sẽ không ảnh hưởng đến sống mũi hiện tại nên có thể phù hợp với đa dạng đối tượng. Nhưng cần chống chỉ định với các trường hợp như:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Phụ nữ đang có kinh nguyệt
- Người có bệnh liên quan đến huyết áp cao, tim mạch
- Người mắc hội chứng rối loạn đông máu
- Người bị Herpes, nhiễm trùng, vết thương hở
- Người có tiền sử sẹo phì đại, sẹo lồi
Những biến chứng thu gọn cánh mũi thường gặp
Cánh mũi bị lệch
Lệch cánh mũi xảy ra do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, khiến dáng mũi mất cân đối và không hài hòa với tổng thể gương mặt. Điều này ảnh hưởng đến cả tính thẩm mỹ và chức năng khứu giác nếu không can thiệp kịp thời.
Sưng tấy và bầm tím
Sưng tấy và bầm tím thường là phản ứng tự nhiên sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá lâu (quá 7 ngày) hoặc sưng không thuyên giảm có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
Nhiễm trùng vết thương
Nhiễm trùng là biến chứng phổ biến, xảy ra khi không vệ sinh vết mổ đúng cách hoặc bác sĩ thực hiện phẫu thuật không đảm bảo vệ sinh. Khi có biểu hiện sưng đỏ, đau nhức kéo dài, có mủ hoặc mùi hôi tại vết mổ cánh mũi là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng.
Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
Sẹo mũi sau phẫu thuật
Trường hợp bác sĩ khâu vết thương không cẩn thận hoặc thao tác quá mạnh, vết thương cánh mũi có thể để lại sẹo sau khi lành. Ngoài ra, yếu tố cơ địa và cách chăm sóc của từng người cũng gia tăng nguy cơ sẹo lồi cánh mũi.
Dị ứng
Một số người có thể dị ứng với thuốc gây tê, thuốc kháng sinh sử dụng trong hoặc sau khi thu gọn cánh mũi. Dị ứng thường xuất hiện các triệu chứng như: nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở hoặc sưng phồng tại vùng mũi và mặt.
Cách hạn chế biến chứng có thể gặp khi thu gọn đầu mũi
Để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi thu gọn đầu mũi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố kể sau:
- Tìm hiểu kỹ cơ sở thẩm mỹ có uy tín, chất lượng trên thị trường. Được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm, có kỹ thuật sẽ đảm bảo được kết quả thẩm mỹ và an toàn trong, sau “cải tạo” đầu mũi
- Chia sẻ mong muốn với người thực hiện để nhận được thăm khám, tư vấn chính xác dáng đầu mũi phù hợp với gương mặt
- Đảm bảo đủ sức khoẻ trước khi thực hiện để hạn chế các rủi ro, biến chứng, dị ứng
- Biết trước những hiện tượng sau khi thu gọn đầu mũi và biết cách xử lý đúng cách
- Tuân thủ theo đúng chế độ chăm sóc từ bác sĩ về cách chăm sóc, chế độ ăn uống, dùng thuốc và nghỉ dưỡng
Kiêng ăn và làm gì để tránh gặp phải biến chứng thu gọn cánh mũi?
Biến chứng thu gọn cánh mũi xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn trực tiếp can thiệp vào chất lượng sống của người gặp phải. Vì thế, để hạn chế tình trạng này xuất hiện sau phẫu thuật, bạn nên tham khảo những biện pháp như sau:
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn kiêng sau khi phẫu thuật thu gọn cánh mũi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi và kết quả thẩm mỹ cuối cùng. Việc tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của phương pháp thu gọn cánh mũi và giảm nguy cơ biến chứng thu gọn cánh mũi.
Dưới đây là một số lưu ý về thực đơn ăn kiêng sau phẫu thuật để giảm thiểu tối đa biến chứng thu gọn cánh mũi mà bạn nên tham khảo:
- Tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng như thức ăn cay, nóng, có gia vị mạnh, rượu, cafe và thực phẩm chứa nhiều muối.
- Đảm bảo bạn uống đủ nước trong suốt quá trình phục hồi.
- Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C và các chất dinh dưỡng cần thiết khác để hỗ trợ quá trình phục hồi.
- Tránh các thực phẩm lên men và gây khó tiêu như cà muối, dưa muối,…
- Hạn chế ăn rau muống, thịt bò, hải sản, thịt gà,…để giảm nguy cơ gây kích ứng và sưng tấy trong quá trình phục hồi.
Chế độ sinh hoạt
Để hạn chế biến chứng thu gọn cánh mũi, việc duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học cũng đóng vai trò quan trọng không kém để hỗ trợ quá trình phục hồi và đạt được kết quả như mong đợi. Cụ thể, bạn nên thực hiện lịch trình sinh hoạt như sau:
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh tình trạng căng thẳng và tạo điều kiện cho cơ thể hồi phục.
- Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, tránh để mũi tiếp xúc lâu với nước hoặc môi trường ẩm ướt trong thời gian đầu sau phẫu thuật.
- Tránh tác động mạnh lên vùng mũi như đụng, chà, kéo hoặc hỉ mũi mạnh.
- Chườm túi lạnh trong 48 giờ đầu sau phẫu thuật nếu vết thương bị sưng tấy.
- Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuocs giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện tượng sưng tấy sau khi thu gọn cánh mũi là bình thường do tác động của phẫu thuật và vùng mũi đang trong quá trình hồi phục.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp tình trạng sưng kéo dài quá lâu có thể hơn 2 tuần hoặc không có dấu hiệu giảm đi, có thể là dấu hiệu của một số vấn đề cần chú ý như nhiễm trùng, dị ứng thuốc… Bạn nên thăm khám với bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan