Nâng mũi là một phương pháp làm đẹp hiệu quả, an toàn và ít tốn kém nhất đối với phái đẹp. Vì vậy chăm sóc sau nâng mũi là thao tác khá quan trọng, góp phần quyết định kết quả sau cùng của ca thẩm mỹ mũi. Nhằm giúp đảm bảo hiệu quả như mong muốn và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra, giúp khách hàng hạn chế biến chứng và có form mũi ổn định. Vì vậy khách hàng cần lưu lại các mẹo vệ sinh, chăm sóc mũi để có diện mạo hoàn hảo nhất. |
Nâng mũi cấu trúc là gì?
- Nâng mũi cấu trúc là phương pháp nâng mũi kết hợp giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo.
- Phương pháp này sẽ sửa toàn bộ cấu trúc mũi, sử dụng sụn để chỉnh hình xương dựa vào vách ngăn mũi.
- Chất liệu sụn nhân tạo được kiểm định chặt chẽ đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng.
- Sụn tự thân là sụn lấy từ chính bản thân khách hàng. Sụn được lấy thường ở vành tai, bên cạnh đó có thể lấy sụn ở sườn.
Với phương pháp này sau khi bác sĩ dựng sóng mũi bằng sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo thì phần chóp mũi sẽ được dựng hoàn toàn bằng sụn tự thân, chỉnh hình xương mũi, nâng chóp mũi bằng sụn vách ngăn mũi từ đó đẩy chóp mũi cao, cánh mũi thon gọn đồng thời khi sờ vào bạn sẽ cảm thấy mềm mại mà không có cảm giác mũi bị cứng, kém tự nhiên. Những vùng cánh mũi, khung xương mũi trong quá trình nâng mũi cấu trúc cũng sẽ được điều chỉnh khiến chiếc mũi cao, hài hòa cân đối với gương mặt khách hàng nhất.
Một số triệu chứng có thể gặp sau khi nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật chỉnh hình phức tạp với độ khó cao. Hiện nay, nhiều khách hàng sau khi sửa mũi gặp biến chứng như:
- Mũi nhiễm trùng.
- Mũi lệch: Triệu chứng thường gặp nhiều nhất.
- Đầu mũi bị đỏ, bóng.
- Lộ sống mũi, lộ đầu mũi.
- Đầu mũi quá to, mất cân xứng.
- Mũi bị biến dạng, hai lỗ mũi to không cân xứng.
- Trụ mũi bị lệch.
Những biến chứng này xảy ra phần lớn do tay nghề bác sĩ kém, công nghệ nâng mũi lạc hậu. Đặc biệt, cách chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc không khoa học khiến cơ thể gặp tổn thương lớn.
Vì vậy để có mũi đẹp và an toàn với sức khỏe bạn cần chú trọng đến chế độ chăm sóc.
Cách chăm sóc sau khi nâng mũi bạn cần biết
Chăm sóc sau nâng mũi đúng cách là vô cùng quan trọng. Sau đây là cách vệ sinh, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng như một số điều cần hạn chế giúp Quý khách được hồi phục nhanh chóng hơn và mũi được ổn định tốt hơn.
Chế độ vệ sinh mũi sau nâng
Những ngày đầu sau nâng mũi thì sẽ có một chút mũi chảy ra, Quý khách chỉ cần dùng tăm bông thấm nước muối lau nhẹ máu bị chảy và thay gạc mới 3 - 4 lần/ ngày để tránh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
- Không chạm vào mũi, đặc biệt là vị trí có vết khâu.
- Không dùng bất kỳ loại thuốc nhỏ mũi nào nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Không để mũi (và tai) tiếp xúc trực tiếp với nước trước khi cắt chỉ.
- Kê gối cao khi nằm trong 3 ngày đầu sau nâng mũi.
Sau khi cắt chỉ 2 - 3 ngày thì Quý khách hàng đã có thể rửa mặt, gội đầu nhẹ nhàng nhưng vẫn rất hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước hết mức có thể.
Chế độ dinh dưỡng sau nâng mũi
Nếu có cơ địa dễ bị dị ứng thì Quý khách hàng nên hạn chế ăn uống các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, bò, gà,... Đồng thời cũng nên hạn chế ăn xôi, rau muống, nước tương,... tuy chưa có nghiên cứu chính thức nào chỉ ra các thực phẩm này gây sẹo, thâm nhưng để an tâm nhất thì vẫn nên kiêng trong 1 - 2 tháng đầu sau nâng mũi.
Quý khách nên bổ sung rau, củ, quả trong thực đơn để tăng cường dưỡng chất, vitamin, chất xơ,... để đẩy nhanh quá trình phục hồi và lấy lại sức cho cơ thể. Trong 3 ngày đầu, Quý khách nên ăn thực phẩm mềm để tránh gây tác động đến phần sụn mũi mới.
Uống nhiều nước để quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn và cũng để cung cấp lượng nước cần thiết khi cơ thể phải uống kháng sinh khá nhiều trong khoảng thời gian này.
Uống thuốc theo đơn bác sĩ chỉ định, tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ.
Chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi sau nâng mũi
Sau khi đã hết tình trạng bị chảy máu thì Quý khách có thể không cần kê cao gối khi ngủ. Nhưng việc nằm thẳng đầu, không nằm nghiêng thì vẫn rất quan trọng. Nằm thẳng trong 1 tháng đầu để sụn mũi được thẳng thớm, không xô lệch.
- Có thể hoạt động đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu.
- Không xì mũi, tác động mạnh lên mũi.
- Ưu tiên nghỉ ngơi.
- Ngưng các hoạt động mạnh như chạy bộ, tập thể hình, các động tác cúi đầu, nâng vật nặng.... trong 1 -2 tháng đầu để tránh ảnh hưởng đến sụn mới.
- Tránh đeo kính, đặc biệt là loại có gây áp lực lên sống mũi cho đến khi mũi đã ổn định. Có thể thay thế bằng kính áp tròng.
- Không bơi lội, xông hơi trong khoảng thời gian đầu sau nâng mũi.
Đặc biệt cũng không kém phần quan trọng là tái khám định kỳ trong các mốc thời gian quan trọng như 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau nâng mũi để bác sĩ kiểm soát tình hình mũi một cách tốt nhất.
Nếu đã thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến trung tâm để bác sĩ kiểm tra lại tình trạng mũi của bản thân và được tư vấn sau khi nâng mũi nên làm gì.
Trên đây là những cách chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc hiệu quả mà bạn nên trang bị cho mình trước khi thực hiện phẫu thuật. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ trung tâm và chọn cho mình một người bác sĩ uy tín, tay nghề cao để kết quả nâng mũi đẹp nhất nhé!
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan