Sẹo lồi là một vết sẹo lớn, dày hơn so với bề mặt da. Sẹo lồi có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể khi bạn bị chấn thương. Sẹo lồi không gây hại cho sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. Vậy cách điều trị sẹo lồi như thế nào cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. |
Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi là một loại sẹo bệnh lý gồ lên cao khỏi bề mặt da, thường có màu hồng hoặc đỏ tía, bề mặt nhẵn, cứng chắc, hình dáng không đều, do sự tổng hợp không kiểm soát và lắng đọng các sợi collagen ở vết thương. Nó có thể phát sinh ngay sau khi bị chấn thương, hoặc phát triển nhiều tháng sau đó. Sẹo lồi có thể gây khó chịu hoặc ngứa, đau nhức, co kéo và có thể lớn hơn nhiều so với vết thương ban đầu. Chúng có thể hình thành trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, mặc dù ngực trên, bả vai, vùng xương ức, xương hàm dưới, dái tai... đặc biệt là các vị trí dễ bị sẹo lồi hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của sẹo lồi có thể gặp
- Tại vùng da bị thương xuất hiện màu hồng hoặc đỏ nhẹ và có độ bóng.
- Theo thời gian, tại vùng da bị thương các mô sẹo sẽ tiếp tục phát triển nhô cao lên bề mặt da, và trở nên cứng, đậm màu hơn.
- Sẹo lồi có xu hướng phát triển vượt ra khỏi vết thương ban đầu. Chúng có thể phát triển toàn điện chỉ trong vòng vài tuần hoặc vài tháng.
- Sẹo lồi có thể gây ngứa, nhưng chúng thường vô hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu khi chạm vào, hoặc cảm thấy đau rát khi cọ xát với quần áo hoặc các đồ vật khác.
Nguyên nhân hình thành sẹo lồi
Có nhiều nguyên nhân tác động đến việc hình thành sẹo lồi cũng như mức độ phì đại của sẹo, từ nguyên nhân cơ địa đến môi trường:
- Chấn thương, vết rách da do tai nạn.
- Vết cắt do phẫu thuật các loại ( bướu cổ, tim, ruột thừa, mổ lấy thai, thẩm mỹ: căng da mặt, đặt túi ngực, cắt mỡ bụng…).
- Bỏng da.
- Một số bệnh da như mụn trứng cá, nhiễm trùng da,…
Tuy nhiên, tổn thương da chỉ có thể trở thành sẹo lồi khi có những yếu tố nguy cơ sau:
- Người có cơ địa sẹo lồi, tức là ở những người đã có sẹo lồi trước đó.
- Vết thương căng quá hoặc chùng quá.
- Tồn tại vật lạ trong da.
Ở người da màu, tỷ lệ có cơ địa sẹo lồi rất cao, chiếm 15-20%, hơn 15 lần so với người da trắng. Với người có cơ địa sẹo lồi thì bất cứ vết rách gây tổn thương ngoài da nào, kể cả vết kim chích, cũng có thể tạo ra sẹo lồi ngay tại vị trí đó.
Phương pháp điều trị sẹo lồi
Không có một liệu pháp nào đảm bảo khỏi hoàn toàn cho việc điều trị dạng sẹo này. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị sẽ phần nào giúp cải thiện được hình dáng và cảm giác khó chịu.
Bác sĩ thường dựa vào kích thước, vị trí của sẹo có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Liệu pháp làm lạnh thích hợp với các vết sẹo nhỏ do mụn. Ngoài ra, nó còn giúp làm sáng da
- Tiêm thuốc: Corticosteroid thường được dùng để tiêm trực tiếp vào vết sẹo.
- Cắt bỏ sẹo: Phẫu thuật cắt bỏ sẹo thường được áp dụng cho trường hợp sẹo lồi có kích thước lớn. Tuy nhiên, phương pháp này dễ có nguy cơ tạo thành sẹo mới.
- Liệu pháp xạ trị: Sử dụng tia bức xạ cũng được xem là cách hiệu quả để điều trị.
Sẹo lồi có chữa được không?
Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp hỗ trợ điều trị sẹo hiệu quả và hạn chế sự phát triển của sẹo. Tuy nhiên để quá trình điều trị đạt hiệu quả cải thiện cao, ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp thì kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của bác sĩ
Để được tư vấn và điêu trị đúng phương pháp, bạn nên lựa chọn cơ sở điều trị uy tín, quy trình điều trị đảm bảo chuẩn y khoa và kiểm soát tốt kết quả trong suốt liệu trình điều trị.
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan