Những điều cần biết khi trị sẹo lồi

Thứ bảy, 27/01/2024, 14:06 GMT+7
Sẹo lồi là tàn tích sau khi các vết thương phục hồi, tăng sinh collagen quá mức dẫn đến tình trạng vùng da tổn thương bị đẩy lên bề mặt da, lồi ra ngoài so với những vùng da khác. Sự xuất hiện của những vết sẹo lồi khiến cho nhiều người tự ti và lo lắng về vấn đề sẹo lồi có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu những điều cần phải biết về sự xuất hiện của những vết sẹo lồi này nhé.

 

Những nguyên nhân hình thành sẹo lồi

Sẹo lồi là những vết sẹo nổi gồ trên bề mặt da có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Sẹo thường có nhiều hình dạng tùy theo mức độ thương tổn và có màu sắc khác nhau. Thường chúng có các màu sắc khác nhau như trắng, đen, sẫm nâu, đỏ tía hoặc bầm tím. Sẹo lồi không gây ảnh hưởng sức khoẻ nhưng lại gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là ở những vùng dễ nhìn thấy. Tuy nhiên, loại sẹo này có thể gây ngứa và đau.

nhung-dieu-can-biet-khi-tri-seo-loi-1

Hình dạng sẹo lồi nổi gồ trên bề mặt da

Trong y học, cơ chế hồi phục của cơ thể được hình thành qua 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức. Khi các sợi mô và collagen tăng sinh quá mức khiến chúng thừa thải và đẩy lên trên bề mặt da. Chúng tạo thành những khối cứng, căng và nhìn trơn bóng. Các vết sẹo phình đại còn ảnh hưởng từ yếu tố di truyền hay cơ địa của mỗi người. Ở một số vị trí như cổ, bụng, tai,… sẽ có cảm giác chúng di chuyển khi chạm vào. Trên vị trí dái tai thì sẹo lồi lại cứng, tròn và chắc hơn. 

 

Sẹo lồi có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Theo các chuyên gia, bác sĩ thẩm mỹ cho biết: Sẹo lồi không ảnh hưởng đến sức khỏe mà chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ làn da. Bên cạnh đó, nó còn khiến nhiều người cảm thấy thiếu tự tin với diện mạo của mình khi những vết sẹo lồi xuất hiện ở mặt hoặc những vị trí dễ nhìn thấy như tay, chân, cổ,...

Ngoài ra, nếu bị sẹo lồi ở môi, cổ, vùng khớp sẽ có biểu hiện đau rát, ngứa ngáy, khó chịu,...Một số trường hợp sẹo lồi còn gây co kéo làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của các cơ. Một điểm rất quan trọng là nếu sẹo lồi không được điều trị sớm thì vết sẹo có thể lan rộng và phát triển ngày càng to ra, dẫn đến khó điều trị. Do đó, khi bị sẹo lồi hãy tìm cách chữa trị kịp thời để loại bỏ dứt điểm vết sẹo và tự tin hơn trong cuộc sống. 

 

Thời điểm "vàng" trong ngăn ngừa và điều trị sẹo

Việc phòng ngừa và điều trị sớm là cách tiếp cận phù hợp giúp hành trình cải thiện sẹo trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa sẹo khi vết thương đã lành (đóng miệng vết thương) để tránh viêm và nhiễm trùng.

Trong trường hợp sẹo đã hình thành, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cải thiện sẹo nên được tiến hành sớm (không quá 2 năm). Nếu can thiệp trễ, sẹo hình thành cấu trúc bền vững hơn, gây khó khăn cho việc điều trị hoặc phải áp dụng các kỹ thuật xâm lấn hoặc ngoại khoa.

 

Các phương pháp trị sẹo lồi phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị sẹo lồi nhưng không thể đánh giá được phương pháp nào là tốt nhất và cũng không khẳng định được việc có tái phát sau điều trị hay không. Trong số những phương pháp này thì cách trị sẹo lồi được áp dụng nhiều nhất là:

Tiêm corticosteroid

Việc tiêm corticosteroid vào trong tổn thương gây sẹo lồi có khả năng làm phẳng sẹo khoảng 50 - 100%, thích hợp cho sẹo có kích thước nhỏ và trung bình. Biện pháp trị sẹo lồi này giúp ngăn chặn quá trình phân bào và viêm đồng thời làm giảm tổng hợp glycosaminoglycan và tăng co mạch.

nhung-dieu-can-biet-khi-tri-seo-loi-2

Điều trị sẹo lồi bằng cách tiêm corticosteroid

Đáp ứng điều trị ở sẹo mới hình thành cao hơn so với sẹo cũ vì thế bác sĩ sẽ thăm khám để quyết định xem có nên tiêm mỗi corticosteroid hay cần điều trị kết hợp với biện pháp khác. Liệu trình tiêm khoảng 3 - 6 lần và khoảng cách giữa mỗi lần là 4 - 6 tuần.

Trước khi tiêm corticosteroid trị sẹo lồi có thể áp lạnh để việc tiêm sau đó trở nên dễ dàng hơn vì nó giúp làm mềm sẹo và tăng hiệu quả điều trị hơn so với việc tiêm corticosteroid đơn độc. Để ngăn ngừa tái phát người bệnh cần thực hiện hết liệu trình do bác sĩ chỉ định.

Áp lạnh

Trị sẹo lồi bằng phương pháp áp lạnh được thực hiện dựa trên nguyên lý gây thiếu máu cục bộ mô sẹo sinh ra hoại tử và khiến cho mô sẹo được làm phẳng. Cách điều trị này phù hợp với sẹo có kích thước nhỏ và không quá dày.

Theo đó, bác sĩ sẽ dùng nitơ lỏng đưa tới mô sẹo bằng kim phẫu thuật đông lạnh đặc biệt có nối với nguồn lạnh. Tùy thuộc vào kích thước sẹo mà thời gian đông lạnh sẽ khác nhau. Cần lặp lại điều trị sau khoảng 2 - 3 tuần để đạt được hiệu quả tối đa.

Laser

Laser trị sẹo lồi được đánh giá là đem lại hiệu quả khoảng 80 - 100% nếu được kết hợp cùng phương pháp khác. Các ưu điểm của việc dùng laser trị sẹo lồi có thể kể đến như:

nhung-dieu-can-biet-khi-tri-seo-loi-3

- Điều trị sẹo không xâm lấn nên không làm tổn hại cho da và không cần phải nghỉ ngơi sau trị liệu.

- Khả năng xử lý sẹo lâu năm có kích thước lớn lên tới 95% và không tái phát.

- Kích thích tăng trưởng ở lớp thượng bì và khả năng tăng sinh collagen mới nên sẹo nhanh chóng bị san phẳng.

- Bóc tách tốt tổ chức mô da nên chỉ cần thực hiện liệu trình khoảng 3 - 6 buổi là đạt được mục đích điều trị như mong muốn.

- Giúp da có được vẻ mịn màng, không đau và không bỏng rát.

Phẫu thuật

Phương pháp chữa trị sẹo lỗi này chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng hoặc chỉ giúp cải thiện đáng kể; xảy ra co kéo tại sẹo gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng hoạt động. Nếu kết hợp cùng phương pháp khác thì tỷ lệ tái phát sẽ được giảm thiểu tối đa.

Để phẫu thuật trị sẹo lồi, bác sĩ sẽ cắt bỏ chuyển vạt sau đó tạo ra một vết thương mới rồi kết hợp cùng phương pháp khác để thu nhỏ và làm xẹp sẹo ở mức tốt nhất. Thủ thuật này tương đối khó nên cần được diễn ra bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và có tay nghề cao. Người bệnh có thể thấy khó chịu, đau nhức trong quá trình hậu phẫu và phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vết thương để không xảy ra nhiễm trùng.

 

Chăm sóc đúng cách vùng da sẹo

Với sẹo lồi và sẹo phì đại (loại sẹo nổi trên bề mặt da), cần tránh sờ nắn hay có các tác động chà xát mạnh lên vùng mô sẹo. Điều này khiến sẹo phát triển và tình trạng ngày càng nặng thêm. Sau khi sử dụng sản phẩm thoa tại chỗ, bạn có thể massage nhẹ nhàng vùng mô sẹo để giúp phá vỡ phần nào cấu trúc mô sẹo và tăng khả năng thẩm thấu các thành phần điều trị từ sản phẩm. 

Lưu ý, bạn cần chống nắng và che chắn kỹ vùng da mới lành thương hoặc vùng da đang điều trị sẹo. Tác động của ánh sáng mặt trời (với tác hại từ tia UV) có thể khiến vùng da tổn thương càng bị mất nước, khiến sẹo ngày càng nhô cao. 

Ngoài ra, bạn nên hạn chế rửa vết sẹo bằng nước quá nóng vì có thể gây kích ứng, khiến vùng da sẹo bị ngứa, tăng khả năng mất nước.

Trị sẹo lồi có rất nhiều cách, vì thế để biết phương pháp nào phù hợp với tình trạng của bạn, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có được tư vấn chính xác. Quá trình điều trị tốn nhiều chi phí và đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì. 

Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.

TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN

Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673

Website: thammybacsithuan.com

Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan

Gửi tư vấn 0908 138 673
DMCA.com Protection Status