Sẹo lồi là một trong những loại sẹo “cứng đầu” và khó chữa trị nhất. Làm thế nào để phân biệt một sẹo lồi thực sự (keloid) với một sẹo phì đại (hypertrophic scar) là loại sẹo lành tính và dễ điều trị hơn?, các phương pháp điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại hiện nay có những gì?, phẫu thuật có vai trò như thế nào trong điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại?. Ngay trong bài viết này chúng tôi sẽ có những câu trả lời cho những câu hỏi này để bạn đọc có được cái nhìn tổng quát và đúng đắn về những điều cần biết về sẹo lồi, sẹo phì đại. |
Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi (keloids) là một loại sẹo bệnh lý gồ lên cao khỏi bề mặt da, thường có màu hồng hoặc đỏ tía, bề mặt nhẵn, cứng chắc, hình dáng không đều, do sự tổng hợp không kiểm soát và lắng đọng các sợi collagen ở vết thương. Nó có thể phát sinh ngay sau khi bị chấn thương, hoặc phát triển nhiều tháng sau đó. Sẹo lồi có thể gây khó chịu hoặc ngứa, đau nhức, co kéo và có thể lớn hơn nhiều so với vết thương ban đầu. Chúng có thể hình thành trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, mặc dù ngực trên, bả vai, vùng xương ức, xương hàm dưới đặc biệt là các vị trí dễ bị sẹo lồi hơn.
Hình ảnh sẹo lồi ở dái tai sau khi xỏ lổ đeo khuyên tai
Nguyên nhân chính xác mà sự liền vết thương đôi khi dẫn đến sự hình thành sẹo lồi đang được nghiên cứu nhưng vẫn chưa rõ ràng.
Trong khi ở hầu hết mọi người không bao giờ hình thành sẹo lồi, ở một số người sẹo lồi phát triển sau một chấn thương ngoài da hoặc rối loạn viêm da như vết rách, xăm, bỏng, xỏ lổ tai, tiêm phòng, áp xe, phẫu thuật, hoặc côn trùng đốt và các mụn trứng cá... Các chủng tộc da sẫm màu và người châu Á hình thành sẹo lồi dễ dàng hơn người da trắng.
Sẹo lồi vô hại với sức khỏe nói chung và không biến thành ung thư da. Tuy nhiên, khác với các loại sẹo khác, sẹo lồi không bao giờ giảm đi theo thời gian.
Sẹo lồi thường gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và giao tiếp xã hội của bệnh nhân. Việc dự phòng và điều trị sẹo lồi thường gặp rất nhiều khó khăn. Tư vấn y tế được tìm kiếm để giảm ngứa, đau, hạn chế vận động và chủ yếu làm giảm bớt các biến dạng thẩm mỹ.
Cần phân biệt sẹo lồi thực sự với sẹo phì đại.
Sẹo phì đại là gì (hypertrophic scars)?
Khi vết thương lành, sẹo lúc đầu thường có màu đỏ và hơi nổi lên bề mặt da. Sau một vài tháng, vết sẹo thường trở nên phẳng và nhạt màu. Nếu vì một lý do nào đó tác động lên quá trình lành thương như sức căng, nhiễm trùng... vết sẹo sẽ khá dày hơn bình thường. Đây được gọi là một vết sẹo phì đại hay sẹo quá phát.
Hình ảnh sẹo phì đại.
So với sẹo lồi, sẹo phì đại có quá trình tiến triển và tiên lượng tốt hơn nhiều. Về mặt sinh học, sự tăng sinh bất thường của các sợi collagen chỉ tạm thời và diễn ra trong giai đoạn đầu của của quá trình liền sẹo, sẽ được sửa chửa ở giai đoạn sau của quá trình liền sẹo, sẹo sẽ giảm dần và có xu hướng trở nên phẳng như một sẹo bình thường.
Ỏ giai đoạn đầu, sẹo phì đại cũng phát triển to lên thành khối cứng, màu đỏ hoặc hồng, gây ngứa, đau và khó chịu cho bệnh nhân. Vì thế, rất khó để nhận định đây là sẹo phì đại hay sẹo lồi.
Làm thế nào để phân biệt sẹo phì đại và sẹo lồi thực sự?
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa sẹo phì đại và sẹo lồi là những vết sẹo phì đại không phát triển vượt quá ranh giới ban đầu của tổn thương da.
Tuy nhiên, có thể phân biệt sẹo phì đại hay sẹo quá phát với sẹo lồi dựa theo một số đặc điểm như:
+ Sẹo phì đại thường chỉ phát triển trong một thời gian nhất định và không vượt ra ngoài phạm vi của vết thương ban đầu.
+ Sẹo phì đại có xu hướng tự giảm dần theo thời gian. Trung bình quá trình này sẽ mất từ 12 đến 18 tháng.
+ Không như sẹo lồi, sẹo phì đại hay sẹo quá phát có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, bất kỳ giai đoạn phát triển nào của cơ thể; không liên quan đến yếu tố cơ địa, yếu tố di truyền hoặc giới tính.
+ So với sẹo lồi, các phẫu thuật sửa sẹo phì đại nếu đúng cách thường ít tái phát và có kết quả khả quan hơn về mặt thẩm mỹ.
Điều trị sẹo phì đại, sẹo lồi có những phương pháp gì?
Liệu pháp nén ép
Áp lực kéo dài trên collagen phì đại đã được báo cáo là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tái phát sẹo lồi sau khi điều trị phẫu thuật. Các loại quần áo nén ép được làm từ chất liệu co giãn có sẵn cho các vị trí giải phẫu khác nhau của cơ thể. Quần áo như vậy được khuyên đeo ngay sau khi vết thương liền sẹo.
Miếng dán hoặc thuốc bôi gel silicone
Miếng dán silicon giữ tiếp xúc với sẹo lồi, sẹo phì đại, được bảo vệ bằng băng lổ xốp mịn trong 12 giờ mỗi ngày, dẫn đến sự cải thiện sẹo trong 50% trường hợp, trong vòng 3 đến 6 tháng. Băng này cũng có thể được sử dụng như một phương pháp phòng ngừa ngay sau khi phẫu thuật, sau khi vết thương phẫu thuật đã lành. Trong tất cả các phương thức điều trị không xâm lấn, việc sử dụng lực ép liên tục và phương tiện tiếp xúc thường xuyên, ví dụ: miếng dán hoặc thuốc bôi silicones, dường như thường được chấp nhận như những phương pháp duy nhất có khả năng kiểm soát sẹo phì đại, sẹo lồi mà không có tác dụng phụ đáng kể.
Điều trị sẹo lồi hay sẹo phì đại bằng miếng dán silicone
Điều trị sẹo bằng bôi gel silicone
Tiêm thuốc trong sẹo
Triamcinolone
Tiêm corticosteroid tiêm trong sẹo (triamcinolone acetonide) luôn luôn là phương pháp điều trị đầu tiên cho sẹo lồi, sẹo phì đại. Steroid được biết là ức chế tổng hợp collagen và có đặc tính chống viêm. Sự teo da, một trong những tác dụng phụ của steroid, được sử dụng để đạt được hiệu quả điều trị ở sẹo lồi. Nhiều mũi tiêm trong khối sẹo lồi cách nhau từ 4 đến 6 tuần là cần thiết để đạt được hiệu quả mong muốn. Thường rất khó để tiêm thuốc vào khối cứng của sẹo lồi. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách làm mềm tổn thương bằng liệu pháp áp lạnh, hoặc laser xung màu hoặc bằng cách thêm hyaluronidase, hoặc bôi tại chỗ của thuốc điều tiết miễn dịch như imiquimod. Các tác dụng phụ không mong muốn như giảm hoặc mất sắc tố, giãn mao mạch và teo da được thấy trong khoảng 20% trường hợp được tiêm triamcinolone.
Điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại bằng tiêm thuốc triamcinolone vào trong sẹo
5-Fluorouracil
5-flurouracil (5FU) 50 mg/ml một mình hoặc kết hợp với triamcinolone acetonide cũng đã được sử dụng trong điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại. 5FU đã được chứng minh là ức chế sự tăng sinh nguyên bào sợi trong nuôi cấy mô và được cho là làm giảm sẹo sau phẫu thuật bằng cách giảm sự tăng sinh nguyên bào sợi. Đầu tiên các mũi tiêm thường xuyên hơn (1-3 lần mỗi tuần), sau đó tiêm cách nhau 4 đến 6 tuần đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm đáng kể kích thước của các tổn thương. Khoảng cách giữa 2 lần tiêm nên được quyết định bằng cách đánh giá độ cứng và viêm của tổn thương.
Tiêm 5FU khá đau. Cơn đau này có thể được giảm bớt bằng cách thêm triamcinolone acetonide hoặc bằng cách gây tê vùng. Bổ sung 0,1 ml triamcinolone acetonide (10 mg/ml) vào 0,9 ml 5FU (50 mg/ml) giúp giảm đau và giảm viêm. Hỗn hợp này chỉ nên được tiêm ở những phần sẹo cứng cho đến khi quan sát thấy hơi trắng. Trung bình 5 đến 10 lần tiêm là cần thiết để đạt được sự làm phẳng hoàn toàn các tổn thương.
Sự cải thiện chủ quan ở dạng giảm đau, giảm ngứa, hoặc cảm giác kéo căng, và sự khó chịu được ghi nhận trước tiên, sau đó là làm mềm và làm phẳng tổn thương. Các tác dụng phụ duy nhất được thấy khi tiêm 5FU là đau và châm chích, sự đổi màu hơi đen, ban xuất huyết tại chỗ tiêm và đôi khi loét nông.
Bleomycin, Interferon
Bleomycin, Interferon α-2b cũng đã được thử nghiệm để điều trị sẹo lồi, nhưng việc sử dụng nó bị hạn chế do tác dụng phụ và chi phí.
Phẫu thuật cắt bỏ
Sẹo lồi có thể được cắt bỏ bằng dao mổ hoặc phẫu thuật điện hoặc phẫu thuật laser, nhưng gần như 100% sẹo lồi được biết là tái phát sau khi điều trị phẫu thuật.
Sẹo lồi ở các khu vực như dái tai ít có khả năng tái phát hơn sau khi điều trị phẫu thuật nếu có các biện pháp phòng ngừa thích hợp và điều trị sau phẫu thuật. Lý tưởng nhất là nên tránh phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi mỗi khi có thể, vì tỷ lệ thất bại là khá cao.
Hình ảnh sẹo lồi dái tai trước và 4 tháng sau khi điều trị phối hợp phẫu thuật và tiêm steroid trong sẹo.
Phẫu thuật cắt bỏ sẹo phì đại có thể có hiệu quả trong các trường hợp được lựa chọn nhưng đòi hỏi phải tuân thủ tỉ mỉ các nguyên tắc phẫu thuật và có các biện pháp bổ trợ như tiêm corticoides hoặc 5-FU trong sẹo, bôi imiquimod tại chỗ, hoặc xạ trị.
Liệu pháp áp lạnh
Đóng băng các tổn thương của sẹo lồi bằng nitơ lỏng (LN), với 15-30 giây chu kỳ đóng băng-xả đông dẫn đến làm phẳng những sẹo lồi có độ sâu <6 mm và tổn thương ở lưng cho thấy kết quả tốt hơn so với trên ngực.
Liệu pháp áp lạnh giúp làm mềm các tổn thương, làm cho việc tiêm thuốc vào tổn thương dễ dàng hơn. Liệu pháp áp lạnh khá đau đớn và cần phải gây tê tại chỗ. Vì hiệu ứng đóng băng của kỹ thuật phun không đạt đến toàn bộ độ sâu của sẹo lồi dày, nên phương pháp áp lạnh trong tổn thương đã được thử nghiệm và dường như hiệu quả hơn. Nó cũng tránh được sự mất sắc tố, thường găp khi dùng kỹ thuật phun, vì lớp biểu bì vẫn còn chưa đụng chạm đến. Hiệu quả điều trị ở độ sâu từ 2 cm trở lên là dễ dàng đạt được bằng phương pháp áp lạnh trong tổn thương.
Liệu pháp đông lạnh có thể gây ra sự phá hủy rộng rãi của mô tại điểm xâm nhập của kim và lối ra của nó, và gây nguy hiểm tiềm tàng nếu kim vẫn tiếp xúc với da sau khi đưa vào tổn thương. Điều này có thể tránh được bằng cách sử dụng kim cách ly với ngoại vi. Nên hạn chế phương pháp áp lạnh chỉ với sẹo lồi nhỏ.
Laser
Một số báo cáo đã ghi nhận việc sử dụng laser CO2 hoặc Erbium YAG để cắt bỏ các tổn thương sẹo lồi, nhưng tương tự như phương thức cắt bỏ, tỷ lệ thất bại là gần 100%, vì cắt đốt bằng laser thực sự đốt cháy tổn thương.
Laser xung màu gần đây (PDL) đã được thử nghiệm thành công để làm mềm các tổn thương.
Vì màu sắc đích của PDL là hemoglobin, PDL cũng giúp phá hủy các mạch máu nuôi dưỡng sẹo lồi, do đó làm giảm kích thước của nó. Người ta đã đưa ra giả thuyết rằng tình trạng thiếu oxy mô do laser dẫn đến giảm chức năng tế bào, sức nóng gây nên do tia laser dẫn đến sự phá vỡ dải disulfide với sự tái lập lại các sợi sau đó, hoặc sự phân giải collagen xảy ra sau khi kích thích cytokine.
Các bệnh nhân trưởng thành bị sẹo phì đại hoặc sẹo lồi ở vết mổ giữa xương ức sau phẫu thuật tim được điều trị bằng laser xung màu PDL cách nhau 6-8 tuần trong 6 tháng, cho thấy sự cải thiện đáng kể màu đỏ, chiều cao vùng sẹo, kết cấu bề mặt da và ngứa; sự cải thiện này tồn tại ít nhất 6 tháng.
Xạ trị (điều trị bằng bức xạ)
X-quang bề mặt, liệu pháp chùm tia điện tử và xạ trị kẽ đã được sử dụng trong quá khứ để điều trị sẹo lồi hiệu quả. Đã có nhiều tranh cãi trong việc sử dụng liệu pháp xạ trị có khả năng gây hại để điều trị các tổn thương lành tính như sẹo lồi. Nhưng các nghiên cứu cũng đã thấy rằng đáp ứng lâm sàng tốt có thể đạt được mà không có tác dụng có hại.
Mặc dù đã có nhiều phương pháp được sử dụng, việc điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.
Không có phác đồ hướng dẫn cụ thể để điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại. Điều trị thường khác nhau theo từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào sự phân bố, kích thước, độ dày và độ cứng của các tổn thương và sự phối hợp với tình trạng viêm. Một sự kết hợp đa trị liệu dường như là lựa chọn tốt nhất.
Mục đích của việc điều trị là giảm các triệu chứng như đau, ngứa, co kéo, làm mềm, phẳng và giảm kích thước sẹo, biến sẹo bệnh lý thành sẹo bình thường, cố gắng duy trì và kiểm soát sẹo ở tình trạng bình thường chứ không thể xóa hẳn hoàn toàn sẹo.
Hiện nay, trên các trang mạng có rất nhiều cơ sở quảng cáo không đúng sự thật về việc xóa sạch sẹo lồi, phẫu thuật sẹo lồi với mức giá hấp dẫn chỉ vài triệu đồng. Và hệ quả là những “thảm cảnh” nghiêm trọng đã xảy ra được báo chí đăng tin. Vì vậy, bạn nên thẩn trọng và xem xét tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi quyết định thực hiện điều trị sẹo lồi, sẹo quá phát.
Trên đây là những thông tin đề cập đến những điều cần biết về sẹo lồi, sẹo phì đại một cách trung thực và khoa học, nhằm giúp các bạn có những hiểu biết khái quát và đúng đắn về loại bệnh lý đặc biệt này, trước khi quyết định can thiệp điều trị. Nếu còn gì thắc mắc, các bạn có thể gọi điện hoặc đến trực tiếp tại cơ sở của chúng tôi để được tư vấn miễn phí bạn nhé.
Chúc các bạn gặp nhiều may mắn trên hành trình làm đẹp của mình.
>>> Xem thêm: Điều trị sẹo lồi.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 0906 661 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan