Phẫu thuật độn má

Độn má hay làm đầy má là các phương pháp thẩm mỹ nhằm làm nổi bật gò má trên khuôn mặt. Để làm tăng thể tích vùng má, bác sĩ có thể phẫu thuật đặt một mô cấy rắn lên xương gò má. Cấy mỡ tự thân hoặc tiêm các chất làm đầy mô mềm (filler) cũng rất phổ biến. Hiếm khi, các phẫu thuật cắt xương gò má khác nhau có thể được thực hiện. Độn gò má thường được kết hợp với các phẫu thuật khác, chẳng hạn như căng da mặt hoặc độn cằm.

 

Độn má hay làm đầy má hóp là gì?

Độn má hay làm đầy má hóp là các phương pháp thẩm mỹ nhằm làm nổi bật gò má trên khuôn mặt.

Để làm tăng thể tích vùng má, bác sĩ có thể phẫu thuật đặt một mô cấy rắn lên xương gò má. Cấy mỡ tự thân hoặc tiêm các chất làm đầy mô mềm (filler), như Restylane, cũng rất phổ biến.

Hiếm khi, các phẫu thuật cắt xương gò má khác nhau có thể được thực hiện.

Độn gò má thường được kết hợp với các phẫu thuật khác, chẳng hạn như căng da mặt hoặc độn cằm.

Phẫu thuật độn má hay làm đầy má hóp bằng chất liệu độn nhân tạo được thực hiện như thế nào?

Các chất liệu độn nhân tạo

Mô cấy ghép dùng để độn má có thể được làm bằng nhiều loại vật liệu. Vật liệu phổ biến nhất là silicone rắn.

Ngoài ra, hai vật liệu phổ biến khác là polyetylen xốp mật độ cao, được bán trên thị trường là Medpor và ePTFE (expanded polytetrafluoroetylen), còn được gọi là Gore-Tex.

Cả Medpor và ePTFE đều là các chất trơ, có sự tích hợp tốt hơn với các mô và xương bên dưới so với silicone rắn.

Tuy nhiên, trong trường hợp của Medpor, sự tích hợp và thâm nhập của mô bên dưới vào mô cấy gây khó khăn cho việc tháo bỏ mô cấy khi cần chỉnh sửa.

Hình dạng mô cấy

Có ba hình dạng mô cấy được dùng trong phẫu thuật độn má: mô cấy gò má, mô cấy dưới gò má hoặc kết hợp.

Mô cấy vùng gò má (Malar implants) là hình dạng phổ biến nhất, được đặt trực tiếp trên xương gò má. Kết quả là làm tăng nhiều hơn độ nhô ở vùng xương gò má, tạo một đường viền "cao hơn" của khuôn mặt khi nhìn nghiêng.

Ngược lại, mô cấy ghép cho vùng dưới gò má (Submalar implants) không được đặt trên xương gò má. Chúng được dùng để độn làm đầy vùng giữa mặt, đặc biệt cho những người có vẻ ngoài hốc hác hoặc "trũng" vào khu vực này.

Mô cấy ghép kết hợp (kết hợp malar / submalar implants), là một cấy ghép mở rộng nhằm mục đích để độn cho cả vùng giữa mặt và xương gò má.  

Đường rạch

Bác sĩ phẫu thuật thường sẽ rạch một đường ở trong miệng trên gần đỉnh của đường nướu, bóc tách khoang và đưa mô cấy ghép vào vị trí.

Một phương pháp khác là tạo một vết mổ bên ngoài gần mắt, nhưng hầu hết bệnh nhân không chọn phương pháp này vì nó có thể tạo ra vết sẹo rõ ràng.

Tuy nhiên, phương pháp sử dụng đường rạch bên trong miệng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn vì miệng chứa nhiều vi khuẩn.

Phẫu thuật cấy ghép độn má hay làm đầy má hóp bằng chất liệu độn nhân tạo thường được thực hiện dưới gây tê hoặc gây mê toàn thân và mất khoảng 1 đến 2 giờ.

Thời gian phục hồi từ phẫu thuật này thường mất khoảng 10 ngày.

Các nguy cơ của phẫu thuật độn má  

Cũng như với bất kỳ loại phẫu thuật nào, phẫu thuật độn má hay làm đầy má hóp bằng chất liệu độn nhân tạo cũng có nguy cơ như nhiễm trùng, chảy máu sau phẫu thuật, hình thành cục máu đông và sưng nề nặng.

Không cân xứng cũng là một nguy cơ với tất cả các hình thức nâng độn gò má. Điều này có thể xảy ra do sự tái hấp thu không đồng đều, sự dịch chuyển hoặc sự di lệch của chất liệu cấy ghép. Sự thay đổi này có thể xảy ra do sưng, chấn thương hoặc sẹo.

Mặc dù mất cảm giác tạm thời là phổ biến, nhưng mất cảm giác kéo dài có thể xảy ra với bất kỳ phẫu thuật nào, đặc biệt là phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. 

Độn má hay làm đầy má hóp bằng tiêm các chất làm đầy filler hoặc cấy mỡ tự thân

Tiêm các chất làm đầy vào vùng xương gò má là một giải pháp ít xâm lấn và ít tốn kém hơn để nâng cao hay độn gò má. Một axit hyaluronic, như Restylane hoặc Juvederm, có thể được tiêm vào vùng má để làm đầy vùng má hóp.

Cấy mỡ tự thân để độn má hay làm đầy má hóp có thể được xem như là một giải pháp "lâu dài hơn", nhưng các tế bào mỡ được cấy ghép có thể bị tiêu đi một phần, vì vậy các thủ thuật lặp lại có thể là cần thiết để duy trì kết quả.

Nâng gò má bằng phẫu thuật cắt xương gò má

Một loại phẫu thuật cắt xương gò má kiểu "bánh sandwich" là rất hiếm khi được thực hiện. Phẫu thuật này thường được chỉ định trong phẫu thuật tạo hình cho các dị tật bẩm sinh hoặc chấn thương. Trong phẫu thuật loại này xương gò má (zygoma), được tách ra bằng cách cắt xương gần bờ ổ mắt và xương hàm trên. Sau đó, xương gò má được di chuyển ra ngoài và một vật liệu rắn, chẳng hạn như hydroxylapatite, được chèn vào giữa để giữ vị trí mới của xương gò má.

Gửi tư vấn 0908 138 673
DMCA.com Protection Status