Sẹo lồi ở môi không chỉ làm ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn làm cho bạn gặp phải khó khăn trong việc vận động ở cơ miệng, khiến họ trở nên tự ti và khép mình hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, sẹo lồi ở môi còn ảnh hưởng rất nhiều đến cử động môi trong khi ăn uống hoặc giao tiếp. Bài viết dưới đây sẽ phân tích nguyên nhân và cách điều trị sẹo lồi ở môi chi tiết nhất. |
Nguyên nhân gây sẹo lồi ở môi là gì?
Sẹo lồi trên môi là một loại sẹo lồi khá phức tạp vì nó rất nhỏ nên có thể dễ dàng nhìn thấy trên khuôn mặt của bệnh nhân. Sẹo hình thành vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu là các yếu tố:
- Trên môi có mụn nước.
- Xăm môi bị hư.
- Sẹo lồi do cơ địa.
- Bệnh Herpes không được điều trị đúng cách và kịp thời.
- Không kiêng ăn khi có vết thương hở trên môi.
- Cách xử lý vết dập trên môi không đúng.
- Vết thương hở trên môi do bỏng, tai nạn.
Những dấu hiệu sẹo lồi ở môi phổ biến nhất
Tùy vào nguyên nhân, sẹo lồi sẽ biểu hiện những hình dạng khác nhau trên môi. Tuy nhiên, chúng vẫn mang những đặc điểm dễ nhận dạng như sau:
Nhân sẹo có lớp màng bao bọc bên ngoài
Thông thường, nhân sẹo lồi ở môi sẽ cứng, có bề mặt nhẫn và có màng bọc bên ngoài. Đây là dấu hiệu khi sẹo lồi mới bắt đầu hình thành, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ và có thể hình thành do sự tấn công của vi khuẩn Herpes hoặc điều trị mụn nhọt chưa dứt điểm.
Vì là giai đoạn mới hình thành nên các bạn có thể lựa chọn cách điều trị sẹo bằng nguyên liệu thiên nhiên hoặc kem trị sẹo. Nếu như vết sẹo nhỏ thì sẽ biến mất dần sau khoảng 2-3 tháng áp dụng 2 phương pháp này.
Sẹo lồi ở môi thường tăng sắc tố
Bên cạnh dấu hiệu có màng bọc bên ngoài thì sẹo lồi ở môi thường tăng sắc tố, có màu đỏ tím hoặc hồng. Khi vết sẹo bị tăng sắc tố nặng thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn, khoảng 7-12 tháng nếu áp dụng các phương pháp điều trị bằng nguyên liệu thiên nhiên hoặc kem trị sẹo thông thường.
Để vết sẹo đỏ nhanh biến mất thì các bạn nên lựa chọn những dịch vụ điều trị sẹo công nghệ cao hoặc tiêm corticosteroid để làm mờ sẹo sau khoảng 2-3 liệu trình.
Vết sẹo lồi ở môi gây ngứa ngáy, khó chịu
Khi vết sẹo lớn dần, lan vào trong môi thì có thể tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến việc cử động khuôn miệng và ăn uống. Do đó, các bạn cần điều trị sẹo lồi bằng các phương pháp công nghệ cao như Laser CO2 Fractional hoặc phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của mình.
Sẹo làm môi gồ ghề, mất cân đối
Với những vết sẹo lồi hình thành trong thời gian dài thì vùng da tại sẹo nhô cao, khiến môi trở nên gồ ghề, mất cân đối. Lúc này, sẹo sẽ vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, vừa cản trở hoạt động ăn uống của chúng ta. Do đó, các bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm thẩm mỹ uy tín để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh gây nhiều rủi ro nghiêm trọng khác.
Điều trị sẹo lồi ở môi như thế nào?
Tùy theo vị trí, kích thước, loại sẹo môi, thời gian bị tổn thương cũng như các biến dạng môi, mũi kèm theo mà bác sĩ của bạn sẽ cân nhắc các phương pháp điều trị sẹo môi khác nhau như dùng băng dán sẹo (Steri-Strip), miếng dán silicone hoặc thuốc bôi sẹo (silicone dạng gel), dùng thuốc tiêm trực tiếp vào sẹo môi, laser hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ sửa chữa sẹo môi và các biến dạng môi, mũi kèm theo.
Việc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ sửa chữa các sẹo xấu ở môi đòi hỏi trình độ cao và kinh nghiệm của phẫu thuật viên để vừa có thể giảm thiểu và che dấu được sẹo, vừa đảm bảo sự cân xứng của môi, mũi. Sửa sẹo môi không chỉ đơn thuần là vấn đề sẹo mà quan trọng không kém là các biến dạng môi, mũi kèm theo.
Nếu chỉ chú tâm đến việc chữa trị sẹo mà không phục hồi các biến dạng môi, mũi do sẹo gây ra hoặc đi kèm thì kết quả thu được sẽ không được như kỳ vọng của bệnh nhân. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết và các tính toán kỹ lưỡng của bác sĩ điều trị.
Để chữa trị các loại sẹo xấu ở môi, đặc biệt là sẹo lồi ở môi, các bác sĩ sẽ phối hợp nhiều phương pháp điều trị sẹo môi khác nhau, thông thường nhất là phẫu thuật và tiêm thuốc trong sẹo. Phẫu thuật được tiến hành dưới gây tê tại chỗ, thời gian khoảng 30-60 phút, tuỳ theo mức độ khó dễ của sẹo và các biến dang môi, mũi kèm theo. Các mũi chỉ khâu bên ngoài sẽ được cắt bỏ sau 5-7 ngày.
Việc tiêm thuốc trong sẹo lồi ở môi thường được tiến hành sau khi bôi tê tại chỗ, thông thường vài lần tiêm thuốc trong sẹo là cần thiết để đảm bảo kiểm soát được sẹo, các lần tiêm cách nhau khoảng 1 tháng.
Một số loại laser cũng có thể giúp cải thiện màu sắc của sẹo môi, tuy nhiên, không giúp cải thiện biến dạng môi và hiệu quả thường không như mong đợi.
Sau khi điều trị sẹo lồi ở môi phải lưu ý gì?
Sau khi xóa sẹo lồi ở môi, dù cho bạn sử dụng thuốc, kem hoặc cộng nghệ thì đều phải lưu ý một số vấn đề sau. Điều này giúp cho bạn bảo vệ làn da, tránh bị tái phát lại những vết sẹo lồi.
- Không sử dụng những thực phẩm có sự kích thích sẹo như hải sản, thực phẩm nhiều xơ, đạm, rau muống, thịt gà,…
- Hạn chế việc chạm vào sẹo trong vòng 1 tuần sau khi điều trị, điều này dẫn đến việc tổn thương và làm sẹo mọc trở lại.
- Khi ra đường, cần phải chú ý che chắn các vết sẹo cẩn thận, để tránh chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất nên chuẩn bị trước ở trong túi xách các vật dụng như, kem chống nắng, khẩu trang,… để bảo vệ cho vùng da môi.
Trên đây là những thông tin về sẹo lồi ở môi và những cách xóa sẹo lồi một cách hiệu quả. Mong rằng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích cho bạn.
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan