Sẹo lồi ở môi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thứ sáu, 10/01/2025, 22:31 GMT+7
Sẹo lồi ở môi là nỗi lo ngại với nhiều chị em, vì môi nằm ở vị trí dễ nhìn nên có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ toàn khuôn mặt. Hơn nữa, da môi còn mỏng manh hơn những bộ phận khác trên cơ thể nên việc điều trị sẹo cũng khó khăn hơn. Sẹo lồi ở môi khiến chúng ta tự ti muốn mau chóng loại bỏ chúng. Thế nhưng nếu điều trị sai phương pháp, lựa chọn cơ sở kém chất lượng thì tình trạng này sẽ càng thêm tồi tệ. Hãy cùng đi tìm hiểu cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.

 

Sẹo lồi ở môi là gì?

Sẹo ở môi ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, làm cản trở giao tiếp, thậm chí có thể khiến việc ăn uống khó khăn hơn. Sẹo lồi trên môi thường có những biểu hiện như sau:

  • Sẹo gồ lên bề mặt da khiến đôi môi trông mất cân đối.
  • Vùng sẹo lồi bị tăng sắc tố da, có màu đỏ tím hoặc hồng. 
  • Sẹo phát triển có kích thước lớn hơn vết thương hở ban đầu.
  • Sẹo có nhân cứng, có màng bọc bên ngoài và nhìn rõ mạch máu.
  • Sẹo có thể lan vào lòng môi làm việc cử động môi trở nên khó khăn.

seo-loi-o-moi-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-1

Sẹo lồi hình thành trên môi bởi các nguyên do chủ yếu:

  • Chấn thương gây ra vết thương ở môi: tai nạn, bỏng…
  • Rủi ro khi phun xăm môi, xỏ khuyên môi không đúng cách.
  • Mụn nhọt ở môi trị sai cách.
  • Nhiễm khuẩn Herpes trị sai cách.
  • Người có cơ địa sẹo lồi.
  • Không kiêng ăn khi có vết thương hở trên môi.

 

Nguyên nhân gây ra sẹo lồi ở môi

Sẹo lồi ở môi là một dạng sẹo lồi khá phức tạp, do nó nằm ở vị trí nhỏ và dễ nhìn thấy trên khuôn mặt. Sẹo hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là:

  • Chấn thương rách môi, vết thương hở ở môi, vết bỏng…
  • Rủi ro khi phun xăm môi, xỏ khuyên môi không đúng cách.
  • Mụn rộp ở môi không điều trị đúng cách.
  • Mắc bệnh Herpes môi nhưng không thực hiện chữa trị đúng cách và kịp thời.
  • Chế độ ăn khi đang có vết thương hở ở môi.
  • Người có cơ địa sẹo lồi.

 

Cách điều trị sẹo lồi ở môi 

Một số phương pháp điều trị sẹo lồi ở môi được áp dụng là sử dụng nguyên liệu tự nhiên, dùng sản phẩm trị sẹo và các công nghệ y khoa tân tiến. Cụ thể:

Điều trị tại nhà

Đối với những loại sẹo mới hình thành hoặc sẹo lồi kích thước nhỏ, mọi người có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên sau đây:

  • Nghệ: Thành phần chứa hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng làm phẳng và mờ sẹo. Ngoài ra chúng còn kích thích sản sinh collagen giúp tái tạo tế bào da mới.
  • Nha đam: Gel lô hội cung cấp nhiều dưỡng chất tự nhiên như vitamin A, E, axit folic,… có tác dụng dưỡng ẩm giúp vết sẹo lồi ở môi mềm và sáng màu hơn.
  • Dầu dừa: Chứa nhiều acid béo, omega 3 và chất chống oxy hoá có khả năng ức chế sự phát triển của các mô sẹo, đồng thời làm sáng màu để mang lại vẻ đẹp căng mọng cho đôi môi.

seo-loi-o-moi-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-3

Sử dụng các sản phẩm trị sẹo

Bên cạnh những nguyên liệu thiên nhiên thì các sản phẩm trị sẹo như miếng dán, thuốc bôi cũng được nhiều người lựa chọn. Trong đó:

  • Miếng dán trị sẹo lồi: Sản phẩm này có cấu tạo dạng gel silicon, sử dụng dán trực tiếp lên vết sẹo lồi ở môi giúp làm mềm và phẳng sẹo. Sử dụng miếng dán trị sẹo ở môi cần duy trì lâu dài và phải vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. 
  • Thuốc bôi: Những loại thuốc bôi trị sẹo lồi như Contractubex, Gel Dermatix Ultra hay Rejuvasil Silicone Scar Gel thường chứa thành phần vitamin C, Squalance, Heparin,… có công dụng chống viêm, làm mềm cấu trúc collagen và ức chế sự tăng sinh quá mức của các mô da qua đó làm mờ nhanh chóng sẹo lồi.

Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại miếng dán hay thuốc bôi trị sẹo lồi nào để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Ngoài ra hãy tránh để thuốc dính lên các vị trí nhạy cảm như mắt hay vết thương hở.

Điều trị bằng các phương pháp y khoa

Với sự phát triển của y học hiện đại, sẹo lồi ở môi sẽ được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả bằng các phương pháp y khoa. Dưới đây là một số biện pháp điều trị phổ biến hiện nay:

  • Tiêm teo sẹo: Phương pháp tiêm Corticosteroid sẽ ức chế sự sản xuất collagen và giảm sắc tố vùng sẹo. Tuy nhiên, phương pháp chỉ thích hợp với những người có vết sẹo nhỏ và cần thực hiện nhiều lần để đạt kết quả tốt nhất.
  • Áp lạnh: Dưới tác dụng của nitơ lỏng, vết sẹo sẽ bị đông cứng và loại bỏ một cách nhanh chóng, an toàn. Bên cạnh đó, áp lạnh trị sẹo lồi có nguy cơ tái phát cao, không phù hợp với tình trạng sẹo kích thước lớn.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp xâm lấn giúp xóa sẹo hiệu quả, tuy nhiên nếu không được thực hiện đúng cách sẽ có nguy cơ gây tổn thương cho da vùng môi, dẫn đến nhiễm trùng và hình thành sẹo mới.
  • Laser: Công nghệ laser xóa sẹo lồi hiện đại giúp khắc phục toàn diện các vết sẹo lồi xấu xí ở môi, đồng thời kích thích tăng sinh collagen mới làm giảm thâm do sẹo gây ra và ngăn ngừa sự tái phát của sẹo.

 

Những lưu ý sau khi điều trị sẹo lồi ở môi

Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý để bảo vệ làn da, ngăn ngừa sự tái phát của sẹo sau khi đã hoàn thành điều trị sẹo lồi ở môi:

  • Không sử dụng các thực phẩm kích thích tạo sẹo lồi như hải sản, thức ăn nhiều chất xơ, đạm, rau muống, thịt gà...
  • Khi ra ngoài phải chú ý che chắn cẩn thận vết sẹo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước các vật dụng như kem chống nắng, khẩu trang… để bảo vệ da môi.

seo-loi-o-moi-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-2

 

Cách phòng ngừa sẹo lồi xuất hiện ở môi 

Để đảm bảo tính thẩm mỹ và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo lồi ở vị trí này, khi có vết thương hở mọi người cần ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Đối với những người có cơ địa sẹo lồi nên cân nhắc trước khi thực hiện các phương pháp làm đẹp ở vùng môi.
  • Trong trường hợp xỏ khuyên, phun môi cần lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín và chất liệu an toàn, mực xăm chất lượng cao.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
  • Che chắn bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân gây hại như ánh nắng, bụi bẩn, hóa chất, vi khuẩn,…
  • Uống nhiều nước và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất giúp vết thương mau hồi phục.
  • Tránh chạm tay, nặn mụn hoặc bóc da môi dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng.
  • Không dùng các loại son, sữa rửa mặt, dưỡng da, kem đánh răng,… chứa nhiều cồn, hương liệu hoặc chất tẩy rửa mạnh.
  • Kiêng những thực phẩm có nguy cơ hình thành sẹo lồi như thịt gà, thịt bò, trứng, rau muống, đồ uống có cồn,… 
  • Tuân thủ sử dụng thuốc/kem bôi trị sẹo (nếu có) theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Nếu gặp những biểu hiện bất thường, liên hệ với bác sĩ để thăm khám và kịp thời khắc phục tình trạng.

Tuy sẹo lồi ở môi không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng vết sẹo lại gây mất thẩm mỹ. Hiện nay có rất nhiều cách xoá sẹo thẩm mỹ khác nhau, tuỳ mức độ nặng nhẹ và nhu cầu của từng khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Bác sĩ Thuận để được hỗ trợ nhanh nhất.

Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.

TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN

Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673

Website: thammybacsithuan.com

Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan

Gửi tư vấn 090 666 1673
DMCA.com Protection Status