Tiêm filler cằm là một trong các lựa chọn thẩm mỹ phổ biến hiện nay với những người quan tâm đến các công nghệ làm đẹp. Đây được xem là giải pháp giúp bạn sở hữu dáng cằm V-line như mong đợi không cần đến “dao kéo”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng rằng liệu tiêm filler cằm có hại không có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng Bác sĩ Thuận đi tìm hiểu câu trả lời ngay dưới đây |
Tiêm Filler cằm là gì?
Tiêm Filler cằm là phương pháp cấy một dạng hoạt chất làm đầy vào khu vực cằm được chỉ định. Mục đích chính của phương pháp là làm đầy những vùng da thiếu hụt dưỡng chất, tạo hình cằm theo dáng như mong muốn, phù hợp với khuôn mặt của từng đối tượng. Phương pháp tiêm filler cằm thường được chỉ định cho những người có dáng cằm thô, hóp, cằm ngắn hoặc cằm bị lệch, không cân đối.
Phương pháp này hoàn toàn được thực hiện dựa trên yêu cầu của khách hàng và không nhất định phụ thuộc vào chỉ định của các bác sĩ. Tuy nhiên, việc lựa chọn bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào cũng đòi hỏi sự tham vấn, kiểm tra từ các chuyên gia, những người có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực. Vì vậy, trước khi lựa chọn phương pháp tiêm cằm ở bất kỳ đâu, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Những đối tượng được chỉ định tiêm filler cằm
Như đã đề cập ở trên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp tiêm cằm nếu có mong muốn thay đổi dáng cằm như tạo hình cằm V line, cằm tròn bởi nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ địa và thể trạng phù hợp với việc tiêm filler. Phương pháp này được đánh giá là cực kỳ an toàn khi và chỉ khi bạn đáp ứng đúng và đủ những điều kiện được đưa ra.
Tiêm filler cằm nên được áp dụng trong trường hợp bạn đang gặp phải ít nhất 1 trong số các vấn đề như:
- Dáng cằm mỏng, bị lẹm và tụt hẳn vào bên trong so với cấu trúc tổng thể toàn bộ khuôn mặt. Dẫn đến tình trạng khuôn mặt bị mất cân đối rõ rệt, đôi khi còn đi kèm với tình trạng răng bị hô.
- Sở hữu dáng cằm ngắn hoặc cằm nhỏ hơn hẳn so với phần xương khu vực má và gò má. Cần tiêm chất làm đầy để căn chỉnh giúp khuôn mặt tròn trịa hoặc tạo dáng cằm dài, mang đến góc nghiêng hoàn hảo.
- Tiêm filler cằm phù hợp với các bạn có mong muốn sở hữu một dáng cằm đẹp tự nhiên nhưng e ngại những phương pháp thẩm mỹ xâm lấn hay can thiệp bởi dao kéo.
- Phương pháp được chỉ định cho những người đã từng tiêm cằm và có mục đích duy trì dáng cằm bằng cách tiêm bổ sung trong thời gian cho phép.
Tiêm filler cằm có hại không?
Mặc dù đã xuất hiện rất lâu trên thị trường thẩm mỹ, được ứng dụng với nhiều mục đích trẻ hoá khác nhau nhưng độ an toàn của filler vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chúng ta sẽ khó kết luận rằng liệu rằng tiêm filler cằm có hại hay không bởi trên thực tế vẫn có nhiều ca biến chứng thẩm mỹ xảy ra. Tuy nhiên, tác hại của tiêm filler cằm không quá nhiều và nó có thể được xử lý một cách dễ dàng.
Độ an toàn của filler trong thẩm mỹ nội khoa nói chung và chỉnh dáng cằm V-line sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Liên quan đến cơ địa của khách hàng
Nếu cơ địa của bạn thích nghi tốt với filler thì tiêm cằm có hại không sẽ không còn là câu hỏi khiến cho bạn lo lắng. Khả năng thích ứng với sản phẩm sẽ rất cao và hiệu quả thẩm mỹ sẽ đạt tối đa. Ngược lại, nếu cơ thể bạn không thể tiếp nhận filler sẽ xảy ra các phản ứng bất thường, hiện tượng đào thải filler sau khi tiêm một thời gian ngắn.
Chất lượng filler khách hàng sử dụng
Trên thực tế có rất nhiều loại filler được sử dụng để tiêm độn cằm. Tuy nhiên, dòng filler được các bác sĩ tin dùng có thành phần chính là HA. Nếu bạn dùng filler có thành phần khác như silicon dạng lỏng thì tác hại của tiêm filler cằm sẽ nhiều hơn. Vậy nên, nguồn gốc và chất lượng của filler trong thẩm mỹ nội khoa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cả quy trình làm đẹp của bạn.
Bác sĩ thực hiện tiêm là ai
Muốn biết tiêm cằm v-line có hại không hay tác hại của tiêm filler cằm là gì bạn chỉ cần tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để có lời giải đáp chính xác nhất. Người tiêm filler nhất định phải là các bác sĩ có tay nghề cao, được đào tạo bài bản. Trong trường hợp người tiêm filler không phải là bác sĩ chuyên khoa thì rủi ro sẽ cao hơn rất nhiều lần. Khi này, chúng ta sẽ không thể lường trước được liệu rằng tiêm filler cằm có hại không và biến chứng là gì.
Ngoài ra, một bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn cân đối lượng filler vừa đủ cho mỗi lần tiêm cằm. Hạn chế tình trạng lạm dụng filler trong thẩm mỹ nội khoa, phòng ngừa các biến chứng gồm chèn mạch, tắc mạch… do filler gây ra. Đây chính là lý do tại sao giá dịch vụ tiêm filler tại cơ sở y tế chuyên khoa thường cao hơn ở các Spa hay tiệm cắt tóc, gội đầu.
Những lưu ý để phòng tránh biến chứng do tiêm filler cằm?
Theo đánh giá của các chuyên gia, phương pháp tiêm filler được đánh giá là cực kỳ an toàn với tỷ lệ thành công rất cao. Đồng thời, những người đã từng sử dụng liệu trình làm đẹp này có xu hướng tái lựa chọn ở những lần thẩm mỹ tiếp theo nhằm duy trì vẻ đẹp theo thời gian. Miễn là thực hiện việc cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe, tình trạng cơ thể, đồng thời lựa chọn đúng trung tâm thẩm mỹ chất lượng. Mọi vấn đề có khả năng được kiểm soát hoàn toàn:
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, các chất kích thích trong thời gian trước và sau khi thực hiện quy trình tiêm filler cằm khoảng 1 tháng. Bởi những thành phần có trong các chất kích thích có khả năng phản ứng với chất làm đầy dẫn đến những phản ứng không mong muốn, filler bị tan rất nhanh. Điều này dẫn đến thời gian duy trì trong cơ thể bị rút ngắn rất nhiều.
- Kiêng một số loại thực phẩm nhất định như thịt bò, hải sản, rau muống, đồ nếp… bởi theo kinh nghiệm dân gian, cũng như các số liệu thống kê khoa học thì những thực phẩm này có khả năng gây kích ứng, đau ngứa. Hơn thế nữa còn làm tăng nguy cơ để lại sẹo xấu trên da.
- Thời gian đầu sau khi tiêm filler, tốt hơn hết là hạn chế sinh hoạt trong những không gian, tránh dùng nước ấm để rửa mặt hay làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nóng bức. Nền nhiệt cao là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng filler nhanh tan và dễ bị chuyển hóa.
- Nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin như rau xanh, trái cây tươi vì những lợi ích đối với làn da và đẩy nhanh quá trình tự hồi phục của cơ thể sau tiêm filler. Lựa chọn những loại trái mọn chứa nhiều nước mang đến nhiều lợi ích hơn hẳn.
- Trong thời gian phục hồi sau khi thực hiện các liệu trình tiêm filler tuyệt đối không massage hoặc tiến hành tác động vật lý vào khu vực vừa tiêm để tránh làm lệch khuôn cằm. Một số điều bạn cũng nên thực hiện đối với việc nghỉ ngơi đó là điều chỉnh lại tư thế nằm úp mặt xuống gối, chống cằm hoặc tựa cằm. Mục đích chính là hạn chế tình trạng cằm bị lệch, biến dạng…
- Sử dụng thuốc, các thực phẩm hỗ trợ phục hồi, uống đủ lượng nước trong ngày cũng là một cách chăm sóc và bảo vệ cằm sau tiêm filler được nhắc nhở nhiều. Tuy nhiên, nên sử dụng nước lọc, nước tinh khiết thay vì các loại nước ngọt có ga, chứa nhiều đường gây hại cho cơ thể.
Hi vọng với những chia sẻ trên đã giúp cho mọi người biết tiêm cằm v-line có hại không. Bác sĩ Thuận luôn là nơi an toàn giúp bạn làm đẹp an toàn với filler chính hãng được nhập khẩu từ nước ngoài. Trực tiếp bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao thăm khám và thực hiện thủ thuật tiêm filler cằm.
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan