Sẹo lồi ở tai có hình dạng to hoặc nhỏ tùy thuộc vào vết thương gây nên sẹo trước đó, thường sẹo sẽ có màu hồng, đỏ hoặc tím lồi lên trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ cho chủ sở hữu. Nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi xuất hiện ở tai là do xỏ lỗ tai sai cách khiến nhiều người phải lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu làm sẹo xuất hiện sau khi bấm lỗ tai, có cách nào khắc phục tình trạng này? Hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé. |
Sẹo lồi ở tai là gì?
Sẹo lồi là những nốt dạng sợi cứng, là lớp biểu bì da được đẩy lên, trồi ra ngoài do sự dư thừa collagen. Nó thường được hình thành sau khi bạn gặp các chấn thương ở tai hoặc sau khi xỏ lỗ tai. Tùy vào khu vực tổn thương mà sẹo lồi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như: vành tai, lỗ tai, sụn tai, dái tai.
Ảnh hưởng rõ rệt nhất của những vết sẹo lồi ở tai đó là gây mất thẩm mỹ. Sẹo lồi biểu hiện dưới nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau, từ màu da, màu hồng thịt cho đến màu sẫm hơn. Theo thời gian, sẹo có thể phát triển ngày một lớn, kèm theo những biến dạng ở tai cùng cảm giác ngứa, rát và đau.
Nguyên nhân hình thành sẹo lồi khi bấm lỗ tai
Không phải trường hợp xỏ khuyên nào cũng gây ra sẹo lồi. Sẹo lồi có thể xuất hiện hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, có thể kể đến như:
- Sau vết thương nhiễm trùng thứ phát: Việc bấm lỗ tai và liên tục tháo ra gắn vào các trang sức, phụ kiện hoặc do cọ sát phần tai vào gối sẽ gây tổn thương tới vùng da đó. Đồng thời, nếu trang sức bạn chọn là những kim loại rẻ, dễ gỉ cũng làm vùng tai trở nên nhạy cảm, chảy máu, dễ nhiễm trùng. Chính việc này làm tăng nguy cơ sẹo lồi hình thành khi bấm lỗ tai.
- Do cơ địa: Thường thấy tỷ lệ sẹo lồi gặp phải cao hơn ở những người có cơ địa sẹo lồi, tức là trước đó bạn đã từng hình thành sẹo lồi. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên lưu ý những phương pháp hạn chế sẹo lồi xuất hiện.
- Màu da: Các nhà khoa học cho rằng những người có làn da sáng màu sẽ ít có nguy cơ hình thành sẹo lồi hơn người có làn da sẫm màu.
- Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguy cơ khiến tỷ lệ mắc sẹo lồi cao hơn ở một số người.
- Tuổi: Các nghiên cứu cho thấy, trong độ tuổi dưới 30 có xu hướng mắc sẹo lồi cao hơn hẳn độ tuổi còn lại. Lý do là các cấu trúc da có thể phát triển mạnh mẽ trong khoảng thời gian này, việc thay thế mô da cũ quá mức đã gây hình thành sẹo.
- Viêm nhiễm: Viêm toàn thân cũng là một trong số các nguyên nhân đẩy nhanh quá trình tiến triển của sẹo.
- Tay nghề của kỹ thuật viên: Một nguyên nhân nữa có thể kể đến đó là trình độ của kỹ thuật viên bấm lỗ tai cho bạn, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc sẹo có hình thành không.
- Ngoài ra, việc chăm sóc cơ thể sau khi bấm lỗ tai cũng quyết định lớn tới sự hình thành của sẹo lồi.
Phương pháp loại bỏ sẹo lồi khi bấm lỗ tai
Điều trị sẹo lồi ở dái tai, vành tai là rất khó khăn. Có một số phương pháp khác nhau đã được sử dụng để điều trị sẹo lồi ở dái tai, vành tai. Hoa tai nén ép, tiêm steroid, mát-xa và phẫu thuật có thể giúp điều trị sẹo lồi dái tai, vành tai. Phát hiện lâm sàng sớm và sự hiểu biết về các lựa chọn khác nhau hỗ trợ trong việc điều trị các sẹo lồi cũng có thể giúp ngăn ngừa một sẹo lồi của dái tai, vành tai. Sẹo lồi cũng dễ điều trị hơn khi chúng có kích thước nhỏ.
Cả hai loại sẹo phì đại và sẹo lồi trông giống nhau và thường được điều trị bằng các phương pháp tương tự.
Mát-xa cho sẹo lồi dái tai, vành tai
Sự cọ xát, xoa bóp giúp phá hủy collagen và làm cho sẹo trở nên mềm mại hơn. Toàn bộ sẹo lồi cũng như các mô xung quanh cần phải được mát-xa.
Khuyên tai nén ép cho sẹo lồi ở dái tai, vành tai
Hoa tai nén ép cho sẹo lồi có thể giúp làm mềm các sẹo lồi. Những hoa tai tạo áp lực có thể được sử dụng trước khi cắt bỏ sẹo lồi nếu tổn thương nhỏ, hay sau khi cắt bỏ để giúp ngăn ngừa sẹo lồi tái phát. Những bông tai phải cung cấp diện tích bề mặt lớn để tao áp lực lên các vết sẹo lồi.
Bông tai có thể được mua lại hoặc bạn có thể làm cho bông tai áp lực rất riêng của bạn. Để làm bông tai, bạn hãy sử dụng một tấm kim loại mỏng dễ uốn nắn (từ một cửa hàng cung cấp thủ công) sau đó đặt một tấm gel silicone trên dải kim loại. Các tấm sau đó có thể được nén ép vào dái tai, vì vậy có thể tạo ra áp lực.
Tấm silicone dạng keo dính (gel) đã được chứng minh hỗ trợ trong việc làm mềm sẹo. Những tấm này được làm từ silicone y tế. Không ai biết chính xác bằng cách nào silicone làm mềm các vết sẹo, tuy nhiên người ta cho rằng tấm gel silicone cho phép hydrat hóa vùng tổn thương. Những tấm silicone gel có thể dễ dàng làm sạch và có thể được tái sử dụng.
Điều trị tiêm steroid vào sẹo lồi ở dái tai, vành tai
Trong hầu hết các trường hợp, tiêm steroid là cần thiết để giúp làm mềm các vết sẹo. Steroid giúp bằng cách phá vỡ collagen. Collagen là cần thiết để phục hồi vết thương và trong những trường hợp điển hình, chúng ta sẽ không muốn làm suy giảm collagen. Trong trường hợp sẹo lồi và sẹo phì đại, có sự phát triển quá mức của mô sẹo, vì vậy sự giảm collagen trong quá trình liền sẹo là một điều tuyệt vời.
Các steroid tiêm phổ biến nhất được sử dụng là Kenalog, Kenacort, Kcort.... Thuốc thường được tiêm trực tiếp vào trong tổ chức sẹo lồi, sau đó một sự theo dõi khám lại được dự kiến trong 3-4 tuần tiếp theo. Tại thời điểm đó, sẹo lồi được đánh giá lại. Nếu cần thiết, các mũi tiêm bổ sung có thể được thực hiện tại thời điểm này. Tiêm Steroid phối hợp với một chiếc khuyên tai nén ép và mát-xa có thể làm co và làm mềm sẹo lồi, do đó có thể không cần thiết phải phẫu thuật.
Hạn chế của steroid là chúng có thể làm mỏng da và để lại các vết giãn mao mạch
Điều trị phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi ở dái tai, vành tai
Khi sẹo lồi mềm hơn (tiêm steroid và mát-xa chắc chắn sẽ làm được điều này), sẹo lồi dái tai, vành tai có thể được cắt bỏ. Các mô sẹo phải được mềm mại vì da đòi hỏi phải đủ mềm mại để cho phép đóng kín tổn thương. Nếu vết sẹo vẫn còn chắc và cứng, tổ chức có thể không liền sẹo. Có thể có thêm tình trạng viêm trong khu vực.
Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi dái tai, vành tai thường được thực hiện dưới gây tê tại chỗ. Một vạt da nhỏ có thể được sử dụng để cho phép đóng kín vết thương sau khi sẹo lồi đã được lấy bỏ.
Thời gian điều trị ngắn và bệnh nhân thường không cần phải có bất kỳ thời gian nghỉ việc hoặc ngưng các hoạt động hàng ngày. Các mũi chỉ khâu có thể cần được cắt bỏ khoảng một tuần sau khi phẫu thuật.
Những rắc rối với sẹo lồi là chúng có nguy cơ tái phát rất cao. Có một số yếu tố có thể giúp ngăn ngừa sự tái phát của các sẹo lồi. Tiêm các vết sẹo với steroid, mát-xa, sử dụng bông tai tạo áp lực hoặc xạ trị sau khi phẫu thuật có thể giúp ngăn ngừa sự tái phát của sẹo lồi
Xạ trị cho sẹo lồi ở dái tai, vành tai
Xạ trị có thể được sử dụng trong một số trường hợp để giúp ngăn ngừa sự tái phát sẹo lồi ở dái tai, vành tai. Bác sĩ phẫu thuật có thể giới thiệu bạn đến gặp một chuyên viên xạ trị. Thông thường, việc phẫu thuật cắt bỏ được thực hiện vào buổi sáng và sau đó bệnh nhân sẽ chọn phương pháp điều trị bức xạ vào buổi chiều. Những lợi ích và hạn chế của việc sử dụng phương pháp xạ trị cần phải được cân đối với sự tái phát của sẹo lồi.
Mặc dù một số sẹo lồi của tai và dái tai có xu hướng tái phát rất cao và khá khó khăn để loại bỏ vĩnh viễn, hầu hết chúng có thể được điều trị thành công với một sự kết hợp của phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, tiêm steroid và theo dõi hậu phẫu các dấu hiệu của sự tái phát. Các phẫu thuật thường liên quan đến việc cắt bỏ hoàn toàn sẹo lồi và tạo hình phục hồi các tổn khuyết để có được một tai hoặc dái tai bình thường nhất có thể. Cùng lúc, bác sĩ có thể sẽ tiêm một liều thuốc steroid để ngăn chặn nguy cơ tái phát.
Điều quan trọng là phải quan sát thận trọng đối với bất kỳ dấu hiệu tái phát của sẹo lồi vì điều này nhiều khả năng xảy ra trong 1-2 năm đầu tiên sau khi điều trị. Nếu phát hiện sớm, một chiến lược điều trị liên tiếp bằng thuốc steroid tiêm vào sẹo thường có hiệu quả trong việc kiểm soát và đẩy lùi sẹo lồi tái phát
Làm cách nào để phòng ngừa sẹo lồi vành tai?
Sẹo lồi rất khó để điều trị hoàn toàn. Nếu bạn có cơ địa sẹo lồi thì cần làm theo các hướng dẫn sau để giảm nguy cơ hình thành sẹo lồi:
- Nếu bạn cảm thấy da xung quanh chỗ bấm lỗ tai dày lên thì cần có can thiệp ngay để ngăn ngừa sẹo lồi. Tháo khuyên tai và hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng bông tai áp lực.
- Nếu bạn từng có sẹo lồi vành tai thì đừng bấm lỗ tai nữa.
- Nếu có ai trong gia đình bị sẹo lồi thì hãy gặp bác sĩ da liễu để tư vấn trước khi bấm lỗ tai, xăm mình hay phẫu thuật thẩm mỹ.
- Nếu bạn biết bạn bị sẹo lồi và cần phải phẫu thuật thì hãy thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ có thể sử dụng các kĩ thuật đặc biệt để làm giảm nguy cơ.
- Chăm sóc kĩ lưỡng vết bấm lỗ tai hay vết thương. Giữ vết thương sạch có thể giúp giảm nguy cơ tạo sẹo.
Nếu bạn biết da bạn có xu hướng dễ bị sẹo lỗi, bạn nên có những phương pháp ngăn ngừa chúng hình thành và phát triển. Tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được thiết kế các phương pháp điều trị kết hợp và đạt kết quả cao nhất như mong đợi.
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan