U máu là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân

Thứ tư, 23/08/2023, 14:21 GMT+7
U máu hình thành do quá trình tăng sinh mạch máu quá mức và thường lành tính. Ở trẻ em, bệnh u máu có xu hướng thoái triển dần theo thời gian và sẽ biến mất hoàn toàn hoặc một phần khi trẻ từ 5 đến 10 tuổi.

 

 

U máu là gì?

U máu là tình trạng tăng sinh mạch máu quá mức. Đây là một khối u lành tính, tồn tại trong suốt những năm đầu tiên và có thể thoái triển dần trong thời gian dài, hiếm khi thấy u máu ác tính. U máu có thể xuất hiện ở ngoài da hoặc ở các cơ quan bên trong cơ thể như gan, ruột, hoặc cơ quan hô hấp, cột sống và hệ thần kinh trung ương.

  • U máu trên da trông giống như một vết bớt đỏ, có thể phẳng hoặc lồi ra trên bề mặt da. Vị trí thường gặp nhất là vùng đầu mặt, cổ, sau tai, ngực lưng.. U máu xuất phát từ các mao mạch nông trên da gọi là u máu mao mạch, thường không cần điều trị. U máu có nguồn gốc từ các mạch máu sâu dưới da gọi là u máu thể hang, cần được can thiệp nếu gây ra các biến chứng. U máu trên da phát triển ngay từ khi trẻ còn là bào thai trong tử cung của người mẹ.

  • U máu trên gan là loại phổ biến của nhóm u máu bên trong cơ thể. Sự tăng sinh các mạch máu diễn ra bên trong hoặc trên bề mặt gan. Nhiều nghiên cứu cho rằng quá trình mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai có liên quan đến sự hình thành u máu trên gan.

u-mau-la-gi-dau-hieu-va-nguyen-nhan-1

Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u mà người bệnh có thể phải đối mặt với các vấn đề như nứt u, lở loét và chảy máu.

U máu ở trẻ là một vấn đề thường gặp nhưng hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Một đứa trẻ có thể có nhiều nốt u máu nhưng không phản ánh đến tình trạng sức khỏe của bé, phụ huynh không nên quá lo lắng về vấn đề này.

 

Nguyên nhân gây ra U máu

Hiện nay, bệnh u máu vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Một số nghiên cứu y khoa cho rằng bệnh u máu ở trẻ sơ sinh được hình thành do có sự sai sót trong quá trình phát triển hệ thống mạch máu khi bào thai phát triển. Ngoài ra, một số trường hợp u máu được cho rằng có liên quan đến những bất thường trong di truyền 

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh có sự liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp và bệnh u máu. Vì vậy, việc một người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, tia bức xạ có tạo nên nguy cơ bị u máu hay không vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

 

Triệu chứng của U máu

Khối u màu đỏ hay màu tím, thường không đau, xuất hiện trên da.

U máu có thể xuất hiện ngay sau sinh, nhưng phổ biến nhất vẫn là trong khoảng thời gian vài tháng đầu đời. Biểu hiện lâm sàng là một vết đỏ phẳng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất ở vùng đầu mặt cổ. Thông thường một đứa trẻ chỉ có một u máu.

Trong năm đầu tiên, vết đỏ phát triển nhanh chóng thành một vết sưng trông giống như cao su, xốp, nổi lên trên bề mặt da. Sau đó, khối u tăng trưởng chậm dần và biến mất.

u-mau-la-gi-dau-hieu-va-nguyen-nhan-2

Nhiều khối u máu sẽ biến mất khi trẻ lên 5 tuổi, và đa phần sẽ không nhìn thấy u máu nữa khi trẻ lên 10 tuổi. Sau khi u thoái triển, da tại vị trí khối u có thể bị đổi màu hoặc nổi lên trên bề mặt da bình thường.

Chẩn đoán

- Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử và khám lâm sàng.

- U máu nội tạng có thể không có triệu chứng hoặc gây đau, ngứa, xuất huyết.

- Chẩn đoán U máu nội tạng bằng chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

 

Nguyên nhân gây ra U máu

Có nhiều giả định về nguyên nhân gây U máu:

- Yếu tố gia đình: nguy cơ 50% U máu ở bố hoặc mẹ đã thoái triển nhưng U máu ở trẻ có thể tiến triển nặng hơn.

- Rối loạn hormon.

- Rối loạn miễn dịch.

- Có các bất thường về mạch máu.

- Do tác động của hoá chất hay các chất độc hại khác.

- Trong quá trình mang thai, người mẹ bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virus.

- Sau khi có chấn thương.

 

Cách điều trị U máu hiện nay

Điều trị bệnh u máu không phẫu thuật

Thông thường bệnh u máu ở trẻ em có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị, tuy nhiên khi phát hiện bị u máu người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số phương pháp điều trị u máu không phẫu thuật bao gồm: 

  • Thuốc chẹn beta: Đây là một loại thuốc có thể được khuyên dùng tùy thuộc vào loại và kích thước của u mạch máu. Đối với u máu vùng mặt và u máu ở trẻ sơ sinh, thuốc chẹn beta có thể được dùng bằng đường uống (dạng viên) với mục tiêu làm chậm sự phát triển của khối u.
  • Thuốc chống viêm: Nếu bệnh u máu đang phát triển gần các cấu trúc quan trọng, chẳng hạn như mũi, môi hoặc mí mắt, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh dùng thuốc steroid. Steroid thường được sử dụng để làm chậm sự phát triển của khối u, có thể được tiêm trực tiếp vào u mạch máu hoặc uống.
  • Thuyên tắc mạch: Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, rất hữu ích trong việc thu nhỏ khối u và giảm đau. Thông thường khối u sẽ tái tạo nguồn cung cấp máu theo thời gian sau các thủ thuật này. Thuyên tắc mạch đôi khi cũng được áp dụng trước phẫu thuật để giảm nguy cơ mất máu nhiều.
  • Điều trị bằng laser: Điều trị bằng laser thường được dành riêng cho u máu trên da. Đối với một số người bệnh, tia laser có thể hữu ích trong việc loại bỏ khối u hoặc giảm đau và các triệu chứng không mong muốn khác.

u-mau-la-gi-dau-hieu-va-nguyen-nhan-3

Điều trị bệnh u máu bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật thường sẽ được áp dụng trong điều trị u máu thể hang (nếu như khối u đang có xu hướng phá hủy các mô khỏe mạnh xung quanh). Trong một số trường hợp, bệnh u máu dù lành tính vẫn có thể gây ra các triệu chứng đủ nghiêm trọng để cân nhắc đến việc điều trị bằng phẫu thuật.

Mục tiêu của việc điều trị u máu bằng phương pháp phẫu thuật chính là loại bỏ khối u khỏi cơ thể. Để thực hiện quá trình này, người bệnh sẽ được gây mê, bác sĩ giải phẫu sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ càng nhiều thành phần khối u càng tốt. Biến chứng phổ biến nhất của phẫu thuật cắt bỏ u máu là xuất huyết (mất máu). Ngoài ra, u máu có xu hướng tái phát cao sau phẫu thuật, tùy thuộc vào loại và vị trí của khối u.

Với những khối u máu bên trong cơ thể, các kỹ thuật, máy móc hiện đại như mổ nội soi, định vị… sẽ hỗ trợ phẫu thuật hiệu quả. 

Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.

TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN

Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673

Website: thammybacsithuan.com

Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan

Gửi tư vấn 0908 138 673
DMCA.com Protection Status