Thu gọn đầu mũi

Phẫu thuật thu gọn đầu mũi là một loại phẫu thuật khó trong phẫu thuật thẩm mỹ vùng mũi, không đơn giản chỉ là đặt sụn nhân tạo. Các kỹ thuật thu nhỏ đầu mũi bao gồm cắt giảm sụn, cắt giảm tổ chức phần mềm, các kỹ thuật khâu sụn, ghép sụn tự thân, thông thường là sự phối hợp của nhiều kỹ thuật cùng lúc. Phẫu thuật thu nhỏ đầu mũi sẽ giúp cho đầu mũi trở nên thon gọn, thanh mảnh hơn, hài hoà với các đặc điểm của sống mũi, cánh mũi cũng như đường nét khác của khuôn mặt. Một yếu tố quan trọng nữa là sự phối hợp sử dụng sụn vành tai, sụn vách ngăn, đôi khi là sụn sườn một cách hợp lý cho mỗi trường hợp.

 

thu-gon-dau-mui-banner

Nguyên nhân đầu mũi to

 

thu gọn đầu mũi

thu-gon-canh-mui-2

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đầu mũi to bè quá mức, không phù hợp với dáng mũi và khuôn mặt. Việc xác nhận nguyên nhân nào gây đầu mũi to là rất quan trọng. Thông thường đầu mũi to có thể do ba nguyên nhân sau: do sụn đầu mũi, do mô mềm đầu mũi hoặc do cả hai.
Khi xác nhận đâu là nguyên nhân thì việc phẫu thuật thu nhỏ đầu mũi sẽ trở nên hiệu quả hơn.
- Nếu nguyên nhân là do sụn hai cánh mũi to hoặc tách rời nhau thì phẫu thuật xử lý sụn là cần thiết.
- Nếu nguyên nhân là do phì đại mô mềm thì phẫu thuật cắt giảm mô mềm ở đầu mũi.
- Nếu nguyên nhân do cả hai là sụn và mô mềm thì xử lý hai trường hợp.

Phương pháp phẫu thuật thu gọn đầu mũi

Một chiếc mũi đẹp lý tưởng là mũi có đường sống mũi hơi cong, đầu mũi hơi cao lên một chút, thon gọn và không bị hếch khi nhìn chính diện.

Phẫu thuật thu gọn đầu mũi giúp cải thiện hình dáng đầu mũi cho phù hợp với sống mũi và tổng thể của khuôn mặt.

Phẫu thuật thu nhỏ đầu mũi có thể tiến hành riêng biệt hoặc đồng thời với phẫu thuật nâng cao sống mũi hoặc thu gọn cánh mũi.

 

thu-gon-dau-mui-3

thu-gon-dau-mui-4


- Trường hợp hình dạng đầu mũi to do các sụn ở đầu mũi to quá mức hoặc tách rời nhau, tiến hành phẫu thuật thu nhỏ đầu mũi bằng cách cắt giảm sụn phì đại hoặc/và khâu ép 2 miếng sụn ở đầu mũi cho gần nhau hơn, sau khi lấy bỏ tổ chức xơ mỡ ngăn cách ở giữa 2 sụn này.
- Trường hợp ép sụn cánh mũi (lower lateral cartilage) vào trong không đem lại hiệu quả, có thể phối hợp cấy ghép chất liệu phù hợp như sụn tự thân hoặc ghép mỡ-bì vào đầu mũi, cũng có thể sử dụng ghép sụn vành tai vào trụ mũi (columellar strut) để nâng đầu mũi một cách tự nhiên.
- Trường hợp mũi hếch, mũi ngắn, có thể phải phối hợp với phương pháp kéo dài vách ngăn bằng sụn tự thân (sụn vách ngăn, sụn tai, đôi khi là sụn sườn) để nâng cao làm thon gọn và kéo dài đầu mũi.

- Nhiều trường hợp đầu mũi to là do phì đại tổ chức phần mềm ở đầu mũi, bác sĩ sẽ cân nhắc cắt giảm làm mỏng tổ chức phần mềm dưới da, hoặc đôi khi phải cắt giảm da thừa ở đầu mũi. Các phẫu thuật loại này cần phải hết sức thận trọng vì có nguy cơ gây hoại tử da hoặc để lại sẹo trên đầu mũi.

Tùy theo mức độ can thiệp và các phương pháp được sử dụng, phẫu thuật thu nhỏ đầu mũi có thể được tiến hành dưới gây tê hoặc gây mê toàn thân.

Những lưu ý sau phẫu thuật thu gọn đầu mũi

Sau phẫu thuật thu gọn đầu mũi, bạn nên có một số lưu ý sau:

– Ăn kiêng: không nên sử dụng những chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, đồ cay nóng... trong thời gian đầu.
– Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ và tái khám, thay băng theo hướng dẫn.
– Tuân thủ chế độ hậu phẫu đặc biệt do bác sĩ đề ra.
– Tránh va chạm và vận động mạnh trong 3-4 tuần đầu sau phẫu thuật.

>>> Xem thêm: Thu nhỏ cánh mũi 

Gửi tư vấn 0908 138 673
DMCA.com Protection Status