Sẹo lồi là một trong những nguyên nhân gây mất thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp, nhất là đối với nữ giới, khi vết sẹo lồi xuất hiện ở vị trí dễ nhận biết. Vậy sẹo lồi hình thành thế nào, có phương pháp nào điều trị tình trạng này hiệu quả hay không? |
Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi là một loại sẹo phát triển lớn hơn và rộng hơn so với vết thương ban đầu. Chúng là kết quả của sự phát triển quá mức các mô sợi dày đặc sau khi vết thương đã lành. Loại sẹo này thường xuất hiện ở cánh tay, vùng trước ngực, vai và lưng. Chúng phát triển ra khỏi vùng da bị tổn thương ban đầu và hình thành những nốt đỏ, ngày càng to lên. Sẹo lồi phát triển to có thể gây cảm giác ngứa, khó chịu , vướng víu và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Triệu chứng dấu hiệu của sẹo lồi
Sẹo lồi lâu năm
Sẹo lồi có xu hướng phát triển chậm, lan rộng trong nhiều tuần, vài tháng, vài năm. Tuy nhiên, ở một số người, sẹo lồi có thể phát triển nhanh chóng, tăng gấp 3 lần trong vài tháng. Sẹo lồi có kích thước khác nhau, người bệnh sẽ cảm thấy mềm, ngứa hoặc đau khi sẹo lồi phát triển. Triệu chứng này thường hết khi sẹo lồi ngừng phát triển.
Sẹo lồi mới hình thành
Cơ thể sản xuất quá nhiều collagen trong quá trình hình thành sẹo để phục hồi vết thương. Trong cơ thể, collagen có vai trò duy trì độ đàn hồi của da, hỗ trợ cấu trúc cơ, xương, mô.
Sẹo lồi thường xuất hiện khoảng 3 – 12 tháng sau chấn thương. Lúc đầu, sẹo lồi có màu đỏ, hồng hoặc tím nhưng cuối cùng sẽ chuyển sang màu sẫm hơn da, phần viền cũng đậm hơn phần trung tâm. Những vết sẹo này xuất hiện với dạng những cục da bóng, không có lông.
Nguyên nhân hình thành sẹo lồi
Có nhiều nguyên nhân tác động đến việc hình thành sẹo lồi cũng như mức độ phì đại của sẹo, từ nguyên nhân cơ địa đến môi trường:
- Do nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật ở vết thương như lông tóc, u hạt, cát, bụi bẩn... khiến có xu hướng lành vết thương thứ phát.
- Yếu tố di truyền của người có cơ địa sẹo lồi: những người có cơ địa sẹo lồi có nguy cơ bị các vết sẹo lồi phì đại cao. Việc phòng ngừa sẹo lồi ở những người có cơ địa sẹo lồi rất quan trọng và khó khăn hơn, cần lưu ý hơn những người khác từ cách điều trị vết thương cho tới ăn uống.
- Do chấn thương không được xử lý đúng cách: khi có vết thương bạn cần nhanh chóng xử lý sạch sẽ, tránh nhiễm trùng và loại bỏ hoàn toàn dị vật tồn đọng trên bề mặt vết thương. Khi băng bó vết thương cũng không được căng hay trùng quá. Ngoài ra, sẹo lồi cũng có thể hình thành do căng kéo vùng vết thương, da vết thương không bằng phẳng, khâu vá không đúng lớp giải phẫu.
- Do quá trình cạy, nặn mụn không đúng cách: với những người có cơ địa sẹo lồi thì nếu nặn mụn trứng cá không đúng cách cũng rất dễ gây hình thành sẹo lồi trên mặt. Nặn mụn không đúng vệ sinh khiến cho vi khuẩn có thể thâm nhập vào trong da, gây tổn thương và để lại sẹo cho vùng da.
- Do chế độ ăn uống sau khi bị sẹo: trong thời gian có vết thương và vết thương đang hồi phục, bạn nên hạn chế hoặc không sử dụng những thực phẩm làm tăng khả năng phát triển sẹo lồi như: rau muống, thịt gà, trứng, đồ nếp....
Các phương pháp điều trị sẹo lồi
Việc điều trị sẹo lồi cần phải được thăm khám tỉ mỷ bởi bác sỹ chuyên khoa, nhằm chuẩn đoán chính sác tình trạng sẹo lồi, mức độ và đặc điểm của sẹo lồi để chỉ định phương pháp điều trị sẹo lồi hiệu quả. Việc chẩn đoán và điều trị không đúng không chỉ không cải thiện được tình trạng sẹo lồi mà còn có thể làm cho vết sẹo phát triển to và nhanh hơn ban đầu.
Bác sĩ thường sử dụng nhiều liệu pháp trong quá trình điều trị sẹo lồi. Dựa vào kích thước, vị trí của sẹo, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Liệu pháp làm lạnh thích hợp với các vết sẹo nhỏ do mụn. Ngoài ra, nó còn giúp làm sáng da;
- Tiêm thuốc. Corticosteroid thường được dùng để tiêm trực tiếp vào vết sẹo. Thuốc có công dụng tốt khi dùng chung với liệu pháp làm lạnh hoặc ngay sau phẫu thuật. Các loại dược phẩm khác giúp cải thiện sẹo lồi bao gồm verapamil, fluorouracil, bleomycin…
- Cắt bỏ sẹo. Phẫu thuật cắt bỏ sẹo thường được áp dụng cho trường hợp sẹo lồi có kích thước lớn. Tuy nhiên, phương pháp này dễ có nguy cơ tái phát,. Do vậy, sau điều trị cần phối hợp với các phương pháp khác như tiêm corticoid,băng ép sillicon hoặc xạ trị…Chính vì vậy, bạn cần chăm sóc vùng da sau phẫu thuật cẩn thận và thực tuân thủ nghiêm ngặt liệu pháp điều trị phối hợp theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Liệu pháp xạ trị. Sử dụng tia bức xạ cũng được xem là cách hiệu quả để điều trị. Tuy nhiên, tia bức xạ có thể gây ra ung thư nếu quá trình áp dụng có sơ suất.
Cách phòng ngừa sẹo lồi hiệu quả
Nếu cơ thể dễ bị sẹo lồi hoặc có người thân trong gia đình đã bị sẹo lồi nên thận trọng trong việc thực hiện các việc sau để ngăn ngừa sự hình thành sẹo lồi:
- Không xỏ lỗ tai, xỏ khuyên trên cơ thể.
- Không xăm mình, thủ thuật thẩm mỹ (nếu muốn phẫu thuật, cần liên hệ bác sĩ da liễu kiểm tra da trước khi phẫu thuật để tránh nguy cơ gây sẹo lồi).
- Chăm sóc mọi vết thương ngay lập tức (dù vết thương nhỏ) để giúp da nhanh lành, giảm nguy cơ để lại sẹo (liên hệ bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc, băng bó vết thương đúng cách).
Để được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0904 324 275 - 0908 138 673 hoặc đến trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé. Mọi lo lắng thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 098 138 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan