Hiện nay, phương pháp độn cằm V-line đã quá quen thuộc với đại đa số chị em, vì giúp độn cằm an toàn và có tính thẩm mỹ cao, có thể giúp khắc phục hầu hết các tình trạng cằm ngắn, cằm lẹm… Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào những chất liệu độn cằm được sử dụng. Chất liệu độn cằm đóng vai trò rất quan trọng trong việc tương thích với cơ thể cũng như duy trì bền đẹp theo thời gian. Vậy có những loại chất liệu độn cằm nào được sử dụng phổ biến hiện nay? |
Độn cằm là gì?
Độn cằm là phương pháp thẩm mỹ để sửa chữa tình trạng cằm ngắn, cằm lẹm thiếu độ nhô, tạo dáng cằm dầy đặn, cân đối hài hòa với tổng thể khuôn mặt, đặc biệt là giúp tạo khuôn mặt V-line (thường kết hợp với tiêm Botox thon gọn mặt), một xu hướng mặt đẹp của giới trẻ trong nhiều năm trở lại đây.
Độn cằm được thực hiện bằng cách đưa chất liệu độn vào vị trí đã được xác định ở vùng cằm để tạo độ dài và độ nhô tương xứng với tỉ lệ khuôn mặt.
Độn cằm bao gồm phẫu thuật độn cằm và độn cằm không phẫu thuật hay tiêm filler cằm.
Các chất liệu độn cằm hiện nay là gì?
Có nhiều chất liệu đã được sử dụng để độn cằm.
Độn cằm bằng xương, sụn hoặc mỡ tự thân
Là phương pháp sử dụng xương và sụn của chính mình làm chất liệu độn cằm giúp cằm dài ra, và làm cho khuôn mặt thon thả hơn.
Chẳng hạn, với phẫu thuật trượt cằm để dùng xương tự thân làm tăng độ nhô của cằm, sau khi tiến hành gây mê, bác sĩ rạch một đường trong niêm mạc miệng, sau đó tiếp tục tách các mô đến vị trí cần phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng máy cắt xương cắt phần xương trước cằm, trượt phần xương đó lên trước khoảng 2-3 cm, sau đó cố định lại bằng vít và kết thúc phẫu thuật. Một thời gian sau xương sẽ liền lại như cũ, bạn sẽ có một khuôn mặt thon gọn, đẹp tự nhiên. Phương pháp ưu điểm là sử dụng chất liệu tự thân nên không phải lo lắng về vấn đề phản ứng với chất liệu. Tuy nhiên, phẫu thuật đòi hỏi phải gây mê, thời gian phẫu thuật và thời gian hồi phục kéo dài hơn.
Sụn sườn cũng có thể được sử dụng để làm chất liệu độn cằm. Tuy nhiên kỹ thuật thường phức tạp và nhiều nguy cơ hơn nên hiện nay ít được sử dụng.
Ngoài ra, độn cằm cũng có thể thực hiện bằng kỹ thuật cấy ghép mỡ tự thân
Các chất liệu tự thân như mỡ, sụn, xương có thể dùng để độn cằm.
Độn cằm bằng chất liệu "sụn" nhân tạo
Trong hai loại chất liệu độn cằm, sụn nhân tạo được dùng phổ biến và được sử dụng nhiều hơn do có thể cung cấp được số lượng lớn, có thể gọt đẽo dễ dàng, thời gian phẫu thuật nhanh hơn, không để lại sẹo nơi cho sụn. Tuy nhiên, đôi khi có thể gặp một số vấn đề với chất liệu nhân tạo như phản ứng chất liệu, tỉ lệ nhiễm trùng cao hơn là sử dụng các chất liệu độn tự thân.
Độn cằm bằng silicone:
Sụn nhân tạo thông thường được cấu tạo từ silicone. Đây là một hợp chất được cấu tạo từ sự trùng hợp của các tiểu đơn vị dimethylsiloxane để tạo nên các hợp chất cao phân tử silicone (silicone polymer) với các chiều dài khác nhau. Silicone đã có lịch sử được sử dụng từ lâu trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ vùng mặt. Những tác động có hại được biết đến nhiều thường liên quan đến silicone dạng lỏng để tiêm và silicone dạng gel kết dính. May mắn thay, các biến chứng được thấy với silicone dạng lỏng và dạng gel không xảy ra với silicone dạng thỏi rắn chắc.
Các loại silicone nhân tạo làm chất liệu độn cằm là loại silicone dạng thỏi, chắc như cao su, đã được kiểm định về chất lượng của Bộ y tế, do đó sẽ rất ít tác dụng phụ, ít gây biến chứng sau phẫu thuật, đem lại an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, bởi nó có độ tương thích cao với cơ thể, hầu như không gây kích ứng và không bị đào thải. Đồng thời cũng có khả năng định hình và được cố định chắc chắn nên được xem là chất liệu lý tưởng để khắc phục những khuyết điểm hay tổn thương trên cơ thể. Trong đó, thành công nhất là sử dụng làm chất liệu độn cằm, khắc phục cằm ngắn, lẹm….
Chất liệu độn cằm silicone có độ mềm dẻo cao và có thể cắt gọt để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau, do đó, bác sĩ thẩm mỹ có thể tạo hình chất liệu độn sao cho khuôn mặt của từng khách hàng có độ hài hòa và tự nhiên nhất.
Silicone dạng rắn không xốp nên không có sự hình thành các mô mạch máu xâm nhập vào trong chất liệu. Thay vào đó sẽ có một phản ứng viêm nhẹ xung quanh chất liệu để hình thành nên một lớp bao xơ mỏng bao bọc xung quanh chất liệu, tạo nên một mức độ cố định cho chất liệu. Ưu điểm của silicone là khả năng tương hợp sinh học tuyệt vời, rất dễ gọt đẽo, dễ đưa chất liệu vào và nếu cần có thể tháo ra dễ dàng.
Ngoài ra một số chất liệu nhân tạo khác như Gore-Tex, Medpor cũng đã được sử dụng để phẫu thuật độn cằm với kết quả khả quan. Các vật liệu độn này cũng đã được chứng minh có sự tương hợp sinh học cao với cơ thể.
Độn cằm bằng Gore-Tex:
Gore-Tex hay expanded polytetrafluoroethylene (ePTFE) là hợp chất cao phân tử của carbon fluorine (fluorine polymer). Gore-Tex đã được sử dụng thành công như một chất liệu thay thế các mạch máu trong nhiều năm và hiện nay được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ vùng mặt. Khác với silicone, chất liệu này dạng xốp có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt, cho phép sự thâm nhập của mạch máu tân tạo vào trong chất liệu, từ đó tạo sự cố định vững chắc và tăng khả năng chống chọi với nhiễm trùng. Tuy nhiên, chất liệu này thường đắt tiền hơn và nếu phải tháo bỏ thường gặp khó khăn và gây tổn thương hơn do chất liệu bám chặc vào tổ chức xung quanh.
Độn cằm bằng Medpor:
Medpor hay polyethylene tỉ trọng cao (high-density polyethylene) là một hợp chất cao phân tử carbon được trùng hợp từ các polyethylene tỉ trọng cao. Chất liệu này cũng xốp, cho phép các mạch máu tân tạo xâm nhập và cố định chất liệu. Medpor hơi cứng, khó gọt đẽo, khó đưa chất liệu vào hơn hai loại chất liệu trước. Chất liệu này cũng dễ bị sờ thấy dưới da hơn và rất khó tháo bỏ khi cần thiết, vì vậy hiện nay ít được sử dụng hơn.
Độn cằm bằng các chất làm đầy (filler)
Ngoài phẫu thuật độn cằm bằng cách sử dụng chất liệu độn nhân tạo dạng rắn như silicone, goretex... thì hiện nay các chất liệu độn không phẫu thuật dạng gel như Radiesse, Restylane, Teosyal…cũng rất phổ biến. Đây là các hoạt chất sinh học được đưa vào vùng cằm thông qua một mũi tiêm, thủ thuật được gọi là độn cằm không phẫu thuật hay tiêm filler cằm. Các loại chất liệu độn này có ưu điểm là có độ an toàn cao, ít gây phản ứng, dễ thực hiện, nhưng nhược điểm là phải thực hiện nhắc lại nếu muốn duy trì kết quả...
Độn cằm bằng các chất làm đầy (filler) kết hợp với tiêm Botox vùng cơ cắn để tạo dáng khuôn mặt V-line thon gọn.
Vì sao nên độn cằm tại thẩm mỹ Bác sĩ Thuận
Tại trung tâm thẩm mỹ Bác sĩ Thuận địa chỉ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín trên cả nước, toàn bộ chất liệu sử dụng đều được nhập khẩu 100% từ Hàn Quốc hoặc Hoa kỳ.
Đặc biệt khi đến với Trung tâm bạn sẽ được thực hiện thẩm mỹ trực tiếp bởi TS.BS Đỗ Đình Thuận người đã có gần 20 năm gắn bó trong nghề, và tu nghiệp nhiều năm tại Hàn Quốc, Pháp.....
Bác sĩ Thuận được khách hàng trong và ngoài nước biết đến với sự tận tâm và trách nhiệm, con mắt thẩm mỹ tinh tế, luôn tạo ra được một kết quả hết sức tự nhiên.
Để được tư vấn cụ thể hơn về các loại chất liệu độn cằm hiện nay, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tại Trung tâm thẩm mỹ Bác sĩ Thuận để được tư vấn chính xác và cụ thể hơn với từng trường hợp nhé.
TRUNG TÂM THẨM MỸ BÁC SĨ THUẬN
Địa chỉ: Lầu 4, số 14-16 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0904 324 275 - 0906 661 673
Website: thammybacsithuan.com
Fanpage: https://www.facebook.com/bacsithuan